Thông tin chi tiết về các loại vắc xin cúm

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Trước khi tiêm chủng phòng cúm, chúng ta cần phải nắm được thông tin về các loại vắc xin cúm và đối tượng sử dụng ứng với mỗi loại như thế nào. Cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.

1. Những thông tin quan trọng về vắc xin phòng cúm

1.1. Định nghĩa bệnh cúm mùa

Cúm mùa là một loại bệnh phổ biến thường gặp hàng năm. Cúm mùa thường phát triển mạnh mẽ và lây lan thành dịch nhanh nhất vào khoảng thời gian giao thoa giữa các mùa, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh. Bệnh lý này cũng rất dễ lây lan nhanh chóng giữa người với người qua con đường hô hấp, tiếp xúc dùng chung đồ dùng, vật dụng. Khi bệnh nhân mắc cúm mùa thường sẽ có những biểu hiện như: đau mỏi người, sốt, hắt xì hơi, mệt mỏi,… Mặc dù cúm mùa là một loại bệnh phổ biến, tuy nhiên nếu không được kịp thời chữa trị và có biện pháp phòng tránh, thì cúm mùa cũng rất có thể sẽ gây ra biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là đối tượng trẻ em.

Các loại vắc xin cúm chúng ta cần biết

Cúm mùa là một loại bệnh phổ biến thường gặp hàng năm, lây lan thành dịch nhanh nhất vào khoảng thời gian giao thoa giữa các mùa.

Ngoài ra, một số đối tượng bệnh nhân có sẵn các bệnh lý mãn tính, đề kháng kém, hoặc đang trong thời kỳ điều trị bệnh tim, thận, thiếu máu…cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các biến chứng do bệnh cúm mùa gây ra. Do đó, việc tiêm chủng vắc xin phòng cúm mùa hàng năm là điều kiện cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

1.2. Tiêm chủng vắc xin phòng cúm quan trọng như thế nào?

Việc tiêm phòng vắc xin cúm mùa hàng năm là biện pháp tối ưu nhất trong việc phòng tránh bị mắc cúm cũng như hạn chế khả năng lây lan bệnh dịch cho cộng đồng. Ngoài ra, tiêm vắc xin phòng cúm cũng giúp bổ sung, nâng cao hệ miễn dịch cho mọi người. Đặc biệt là đối tượng trẻ em và phụ nữ mang thai, việc tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin cũng giúp bảo vệ sức khỏe và giảm tỉ lệ tử vong.

Cũng bởi tính cấp thiết và quan trọng của vắc xin này mà Bộ y tế khuyến cáo người dân nên tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng cúm mỗi năm, trẻ em từ 6 tháng trở lên đã có thể bắt đầu tiêm cúm. Đối với người lớn thì nên tiêm nhắc lại mỗi năm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

1.3. Vắc xin phòng bệnh cúm mùa hoạt động như thế nào?

Đối với bất cứ loại vắc xin nào, khi được tiêm vào cơ thể, chúng đều kích thích cơ thể sản sinh ra hệ thống bảo vệ, miễn dịch tự nhiên. Các kháng thể sẽ được tạo ra để chống lại virus gây bệnh. Và từ những lần sau đó, cơ thể chúng ta kích hoạt chế độ ghi nhớ, để hạn chế tái nhiễm bệnh cúm nếu gặp phải sự tấn công.

2. Điểm danh một số loại vắc xin cúm hiện nay

2.1. Các loại vắc xin cúm – Loại tam liên

Vắc xin cúm loại tam liên là bao gồm các loại vắc xin được sử dụng cho những đối tượng sau:

– Loại dùng liều cao: thích hợp sử dụng cho đối tượng 65 tuổi trở lên. Đối tượng này là người già, có tuổi và cần bổ sung nhiều miễn dịch hơn so với bình thường.

– Loại sử dụng cùng tá chất khác: thường được tiêm vào cơ thể ở vị trí phù hợp. Loại này cũng thích hợp sử dụng đối với người già, cao tuổi (65 tuổi trở lên).

Các loại vắc xin cúm - loại tam liên và tứ liên

Vắc xin cúm rất nhiều loại nên cần đi khám sàng lọc với bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm chủng.

2.2. Các loại vắc xin cúm – Loại tứ liên

Vắc xin phòng cúm loại tứ liên được phân chia thành những loại sau:

– Vắc xin tứ liên loại tiêu chuẩn: đây là dạng vắc xin được nhà sản xuất nuôi cấy virus trong trứng. Loại vắc xin này thường được sử dụng rộng rãi bằng cách tiêm vào phần bắp tay. Đối với đối tượng trẻ em khi tròn 6 tháng tuổi trở lên là đã có thể sử dụng loại vắc xin này. Liều lượng cho mỗi lần tiêm sẽ phụ thuộc vào thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Vắc xin tứ liên loại gốc tế bào: đây là dạng vắc xin được nhà sản xuất nuôi cấy trong môi trường tế bào và thường được sử dụng để tiêm khi vực bắp tay. Loại vắc xin tứ liên này có thể sử dụng cho đối tượng từ 4 tuổi trở lên. Liều lượng và chỉ định cũng sẽ do bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

– Vắc xin tứ liên loại tái tổ hợp: loại vắc xin này cũng khá tương đồng với loại gốc tế bào, đều không liên quan tới nuôi cấy trong trứng. Vắc xin tái tổ hợp này thường được chỉ định sử dụng cho những đối tượng đủ 18 tuổi trở lên. Liều lượng khi tiêm cũng sẽ do bác sĩ chuyên khoa tư vấn và chỉ định.

2.3. Vắc xin phòng cúm dạng xịt đường mũi

Loại vắc xin này được phân vào nhóm vắc xin sống giảm độc lực. Loại vắc xin này được nghiên cứu và tạo ra từ những virus cúm đã suy yếu. Sau đó vắc xin được đưa vào cơ thể, cũng để kích thích cơ thể sản sinh ra hàng rào bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự tấn công của virus. Loại vắc xin phòng cúm dạng xịt đường mũi này thường được áp dụng cho đối tượng trong độ tuổi 2 – 49 tuổi, và không có em bé.

3. Tiêm phòng vắc xin cúm có thể xảy ra phản ứng phụ nào?

Các loại vắc xin cúm - Trong trường hợp sau tiêm xảy ra những phản ứng bất thường thì nên lập tức đi khám bác sĩ để nhanh chóng có phương án xử lý kịp thời.

Trong trường hợp sau tiêm xảy ra những phản ứng bất thường thì nên lập tức đi khám bác sĩ để nhanh chóng có phương án xử lý kịp thời.

Cũng giống như các loại vắc xin khác, tiêm phòng vắc xin cúm cũng sẽ dễ xảy ra một số phản ứng phụ. Biểu hiện của mỗi người cũng sẽ khác nhau phụ thuộc vào cơ địa và đề kháng. Do đó, chúng ta cần lưu ý để có phương án xử lý kịp thời nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường.

– Sau khi tiêm phòng cúm có thể sẽ xảy ra sốt nhẹ. Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể sau khi tiêm vắc xin. Nhất là đối tượng trẻ em, sức đề kháng yếu, nếu trẻ có biểu hiện sốt trên 38 độ 5 thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám lại ngay.

– Mệt mỏi, nhức mỏi cơ thể: Đây cũng là phản ứng hay gặp sau khi tiêm vắc xin phòng cúm. Tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất sau khoảng 1 vài ngày sau tiêm.

– Có thể xuất hiện triệu chứng đau họng, chảy nước mũi.

– Một số triệu chứng khác như: khó thở, chóng mặt, đau đầu,…có thể sẽ gặp phải hoặc không.

Trong trường hợp sau tiêm xảy ra những phản ứng bất thường thì nên lập tức đi khám bác sĩ để nhanh chóng có phương án xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Trên đây là những thông tin về các loại vắc xin phòng cúm. Nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn thêm thông tin về các mũi tiêm hay cần đặt lịch khám bác sĩ, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital