Thời gian niềng răng tối thiểu là bao lâu?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Niềng răng là một phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều khách hàng lựa chọn vì có hiệu quả lâu dài và được chứng nhận an toàn cho sức khoẻ người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẵn băn khoăn về thời gian niềng răng là bao lâu.

1. Tìm hiểu về niềng răng

Niềng răng là việc sử dụng các khí cụ như dây cung, dây thun, mắc cài, khay niềng trong suốt…để đưa răng về vị trí đúng như bình thường. Phương pháp này giúp xử lý các khuyết điểm khác nhau của răng như hô, móm, vẩu, thưa, sai lệch khớp cắn….Sau khi niềng răng, người dùng sẽ lấy lại vẻ tự tin với nụ cười rạng rỡ cũng như hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng để khách hàng có thể lựa chọn như: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài tự động (mắc cài tự buộc), niềng răng mặt trong và niềng răng trong suốt Invisalign.

Niềng răng là gì

Niềng răng được đánh giá là phương pháp có hiệu quả lâu dài và an toàn với sức khoẻ người dùng

2. Độ tuổi niềng răng

2.1 Giai đoạn 7 – 9 tuổi

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường về việc mọc răng, phụ huynh nên đưa con đi khám để bác sĩ kiểm tra và tư vấn cách điều trị. Nếu trẻ được tư vấn niềng răng thì độ tuổi được bác sĩ khuyến cáo thực hiện sẽ là 7 – 9 tuổi. Với giai đoạn này, bác sĩ sẽ theo dõi, can thiệp và sửa chữa những sai lệch, tạo khoảng xương hàm phù hợp để răng vĩnh viễn sau vẫn có thể tiếp tục mọc.

2.2 Giai đoạn 12 – 13 tuổi

Sang đến giai đoạn này, xương hàm của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp di chuyển và sắp xếp lại răng, đạt được kết quả thẩm mỹ như mong muốn.

2.3 Lời khuyên về độ tuổi niềng răng

Theo nghiên cứu, tuổi càng cao thì thời gian nắn chỉnh răng sẽ càng dài và mục tiêu đạt được kết quả như mong muốn càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, người bệnh được khuyến cáo nên niềng răng sớm để giúp tác động kịp thời và thay đổi quá trình dịch chuyển của răng.

Theo lời khuyên của bác sĩ, càng đưa trẻ đi niềng răng sớm thì càng dễ điều chỉnh và ít gặp khó khăn trong quá trình niềng

Theo lời khuyên của bác sĩ, càng đưa trẻ đi niềng răng sớm thì càng dễ điều chỉnh và ít gặp khó khăn trong quá trình niềng

3. Thời gian niềng răng

Có 4 giai đoạn trong quá trình niềng răng bao gồm:

– Giai đoạn I (2 – 6 tháng): Giúp sắp xếp các răng về đúng được vị trí trên cung hàm.

– Giai đoạn II (3 – 6 tháng): Điều chỉnh trục các răng.

– Giai đoạn III (6 – 9 tháng): Có mục đích điều chỉnh khớp cắn và dịch chuyển các răng về đúng vị trí cân bằng.

– Giai đoạn IV (3 – 6 tháng): Duy trì được các răng ổn định, giữ khớp cắn ở vị trí chuẩn và cố định.

Như vậy, thời gian thực hiện niềng răng ngắn nhất sẽ khoảng 14 tháng nếu người bệnh đáp ứng được hết những điều kiện cơ bản như:

– Độ tuổi trong khoảng từ 12 – 15 tuổi.

– Tỷ lệ sai lệch khớp cắn thấp và răng lệch lạc không nhiều.

– Tình trạng khuyết điểm của răng được đánh giá không nghiêm trọng.

– Không phải chỉ định nhổ răng.

Để biết chính xác thời gian niềng răng, bạn nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và tư vấn chính xác

Để biết chính xác thời gian của quá trình niềng răng, bạn nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và tư vấn chính xác

Nếu một trong những điều kiện trên không được đảm bảo, thời gian niềng răng sẽ lâu hơn vì quá trình điều chỉnh khó khăn hơn. Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng còn phụ thuộc vào cơ sở y tế lựa chọn, tay nghề của bác sĩ, phương pháp niềng răng lựa chọn, thể trạng của người bệnh, thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng khi niềng răng và sự tuân thủ theo lịch tái khám của bác sĩ.

4. Cách rút ngắn thời gian niềng

– Khi đeo mắc cài cần chú ý việc giữ gìn mắc cà. Với loại có mắc cài, bạn thận trọng vì khi bị bong mắc cài nhưng không được nha sĩ xử lý kịp thời, răng sẽ bị dừng việc di chuyển và ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Còn đối với loại khay trong suốt, việc tháo ra không tháo ra khi ăn uống hay không vệ sinh khay kỹ lưỡng sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên các bệnh lý nguy hiểm.

– Chú ý vệ sinh kỹ lưỡng để tình trạng viêm lợi, viêm nha chu không xảy ra. Nếu không, sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình niềng răng vì việc tụt lợi, chảy máu làm sự dịch chuyển của răng không ổn định và có thể kéo dài thời gian niềng.

– Về chế độ ăn uống, nên ăn những đồ lỏng, mềm, dễ nuốt và tránh ăn những đồ quá cứng hoặc quá dai.

– Tuân thủ chặt chẽ theo lịch tái khám để nha sĩ có thể kiểm tra tình trạng răng miệng và kịp thời xử lý khi có bất thường, không làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.

Tuân thủ theo lịch tái khám của nha sĩ

Cần tuân thủ đúng theo lịch tái khám của nha sĩ để được không ảnh hưởng đến kết quả niềng răng

Hy vọng rằng, bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về chủ đề “thời gian niềng răng“. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể đến các cơ sở nha khoa uy tín để nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ nha khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital