Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm, thường xuất hiện sau khi người khỏe mạnh có các vết thương và đe dọa tính mạng người nhiễm bệnh. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo tiêm ngừa uốn ván ngay sau khi bị thương.
Menu xem nhanh:
1. Mức độ nguy hiểm của căn bệnh uốn ván
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao, do ngoại độc tố cực mạnh của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra.
Trực khuẩn này xâm nhập và phát triển tại vết thương trong điều kiện thiếu oxy, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào hệ thần kinh, làm cho bệnh nhân xuất hiện tình trạng co cứng các cơ và xuất hiện các cơn co giật. Uốn ván khiến người bị nhiễm trùng phải trải qua những cơn đau đớn và gây nhiều biến chứng dẫn đến tử vong.
Tùy vào mức độ nhiễm độc cũng như vị trí và độ rộng vết thương, điều kiện yếm khí tại vết thương mà biểu hiện lâm sàng có thể là uốn ván khu trú (uốn ván thể đầu, co giật một chi…) hay là uốn ván toàn thể.
Thời kỳ ủ bệnh của trực khuẩn nguy hiểm này khoảng 4-21 ngày, nhưng thường là trong vòng 7-10 ngày. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong do suy hô hấp, ngừng tim hay rối loạn thần kinh thực vật. Nếu người bệnh không được phát hiện sớm để hồi sức cấp cứu, điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong có thể từ 10-80%.
Uốn ván được gọi là bệnh dễ phòng nhưng khó chữa, vì vậy việc tiêm ngừa uốn ván nên được thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt là sau khi cơ thể xuất hiện các vết thương hở.
2. Triệu chứng uốn ván sau chấn thương
Trung bình, bệnh uốn ván khởi phát sau chấn thương khoảng 7 ngày. Trong đó, khoảng 15% số trường hợp có vết thương hoặc bị chấn thương khởi phát bệnh trong khoảng 3 ngày và 10% trường hợp khởi phát uốn ván sau 14 ngày.
Các biểu hiện lâm sàng có thể nhận thấy ở các ca bệnh uốn ván người lớn và trẻ em điển hình như sau:
– Co cứng cơ nhai và các cơ trên mặt khiến bệnh nhân có nét mặt “cười nhăn”
– Co cứng cơ bụng, cơ lưng, cơ gáy, đôi khi co cứng ở vùng vết thương
– Triệu chứng cong ưỡn người ra sau, người thẳng cứng như tấm ván, hoặc bị gập người ra phía trước, bị cong người sang một bên
– Xuất hiện các cơn co giật toàn thân do bị kích thích bởi tiếng ồn, ánh sáng chói hay do va chạm,…
– Đối với trẻ bị uốn ván sơ sinh sẽ có các dấu hiệu như bỏ bú, miệng chúm chím, quấy khóc, trẻ đói nhưng không bú được nên càng quấy khóc. Sau đó trẻ có thể xuất hiện những cơn co giật toàn thân, co cứng, uốn cong người, đầu ngả ra phía sau, hoặc tay khép chặt kèm biểu hiện sốt theo sốt, rối loạn tiêu hóa.
Uốn ván quả thực nguy hiểm và gây đau đớn cho người nhiễm bệnh.
3. Tại sao cần tiêm ngừa uốn ván sau khi bị thương?
Khị bị bất kỳ một vết xước da hay vết thương nào làm rách hở da, chảy máu thì tại chỗ bị thương rất dễ bị trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani xâm nhập do nhiễm bẩn từ môi trường xung quanh. Uốn ván có thể bắt nguồn từ tay bẩn đụng vào vết thương, hay uốn ván có trong đất cát dính vào vết thương hoặc uốn ván tồn tại ở những chiếc đinh, thép gỉ lâu ngày, ở các bề mặt, đồ vật tiếp xúc xung quanh hoặc do vết thương không được vệ sinh y tế sạch sẽ.
Vết thương hở là con đường tiện lợi cho uốn ván đi vào cơ thể và tấn công vào máu, tấn công lên hệ thần kinh. Vì vậy, việc tiêm ngừa uốn ván sau khi bị vết thương là việc cần thiết để chủ động phòng ngừa, bảo vệ bản thân trước những hậu quả nặng nề có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh do uốn ván gây ra.
Bệnh uốn ván sau khi đã xuất hiện triệu chứng thì khó cứu chữa, vì thế cần tiêm ngừa vắc xin càng sớm càng tốt. Muộn nhất là sau khi xuất hiện các vết thương như:
– Vết thương nặng, hở và sâu do giẫm phải đinh, thép, vật nhọn hoặc do các tai nạn gây chấn thương thì cần tiêm phòng uốn ván khẩn cấp.
– Các vết thương nhẹ hơn như trầy xước da, bị bỏng,… thì vẫn cần tiêm uốn ván để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, có thể thực hiện vệ sinh hay sơ cứu trước khi đến tiêm tại các cơ sở y tế.
– Bất kỳ vết thương nào xuất hiện kèm với hở da, hở thịt và chảy máu đều nên tiêm uốn ván để phòng trường hợp bị nhiễm trùng.
Khi xác định vết thương nằm trong trường hợp cần tiêm ngừa uốn ván, hãy ngay các bệnh viện hoặc cơ sở y tế, phòng tiêm chủng uy tín như Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được chủng ngừa ngay lập tức.
4. Thời điểm tiêm ngừa uốn ván sau khi bị thương
– Vi khuẩn ván có thể ủ bệnh trong cơ thể người từ 3-21 ngày sau phơi nhiễm, thông thường là khoảng 7-8 ngày. Do đó, theo các chuyên gia y tế khuyến nghị, thời gian phù hợp để tiêm phòng uốn ván sau khi bị thương là tiêm trong vòng 24 giờ. Đây là khoảng thời gian thích hợp để vắc xin đủ thời gian đáp ứng hệ miễn dịch trong cơ thể và bảo vệ bạn khỏi nguy cơ vi khuẩn uốn ván xâm nhập và gây bệnh.
– Tiêm vắc xin uốn ván sau 24 giờ kể từ khi bị thương thì hiệu quả bảo vệ của vắc xin sẽ giảm. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa rằng bạn không thể tiêm vắc xin sau 24 giờ. Vì vậy hãy cố gắng tiêm ngừa uốn ván sớm nhất có thể ngay sau khi bị thương.
Uốn ván hiện vẫn là căn bệnh gây thương vong nhiều ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối tượng nam giới, trụ cột gia đình với nguyên do chủ yếu là tai nạn lao động. Do đó, ngoài việc tiêm phòng uốn ván sau khi bị thương, mọi người cũng nên chủ động tiêm vắc xin để phòng tránh bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong tương lai. Không nên đợi có vết thương mới tiêm phòng.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các bạn thời điểm tiêm ngừa uốn ván sau khi bị thương. Để biết tư vấn về vắc xin cũng như phác đồ tiêm phù hợp, hãy liên hệ ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được tiêm phòng sớm và hiệu quả, bạn nhé!