Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu như không được phòng ngừa hoặc điều trị kịp thời. Những người nên tiêm phòng bao gồm người bị thương, phụ nữ mang thai, trẻ em, người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao, và nhiều đối tượng khác. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến tầm quan trọng của vắc xin uốn ván và các đối tượng nên tiêm phòng uốn ván khi nào.
Menu xem nhanh:
1. Sự quan trọng của vắc xin phòng uốn ván
Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm được gây ra bởi độc tố uốn ván, độc tố này gây tác động mạnh vào hệ thần kinh cơ khi cơ thể có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với nha bào uốn ván trong môi trường. Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh nếu quá trình cắt và chăm sóc rốn không đảm bảo vệ sinh, tạo điều kiện cho nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn.
Khi mắc bệnh uốn ván, người bệnh trải qua nhiều triệu chứng đau đớn và không thoải mái. Bệnh thường bắt đầu bằng sự co thắt cơ hàm, sau đó lan ra các vùng quanh mặt, bụng, ngực, cổ, và lưng, gây đau cơ và thậm chí có thể gây tổn thương cơ và xương. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu, bí tiểu, nóng rát khi đi tiểu và mất kiểm soát đại tiện.
Uốn ván là một trong những căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe của con người.
Để ngăn chặn sự lây truyền của uốn ván, vắc xin ngừa uốn ván là lựa chọn hiệu quả và an toàn. Vắc xin này rất an toàn, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc người nhiễm HIV. Việc tiêm vắc xin đúng liều lượng và đúng thời điểm sẽ giảm tỉ lệ biến chứng và tử vong do uốn ván, mang lại sự an tâm và bảo vệ toàn diện cho sức khỏe cộng đồng.
2. Mọi người nên tiêm phòng uốn ván khi nào?
2.1. Đối với người bị thương
Thời gian ủ của bệnh của uốn ván kéo dài từ 3-21 ngày, với trung bình là 7-8 ngày. Ngay sau khi bị thương, việc xử lý vết thương một cách chính xác đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm quá trình xâm nhập của vi khuẩn. Đối với việc tiêm phòng sau khi bị thương, thời gian hiệu quả nhất là trong 24 giờ đầu sau khi bị thương. Mặc dù việc tiêm phòng sau 24 giờ vẫn hữu ích, nhưng nguy cơ phát bệnh và tử vong có thể tăng cao dần.
Mọi loại vết thương hở, trầy xước, hoặc rách da tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể và gây ra căn bệnh nguy hiểm này. Để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng, các vết thương có nguy cơ cao cần được tiêm phòng ngay lập tức, bao gồm vết thương nặng do tai nạn giao thông nghiêm trọng, vết thương do các vật sắc nhọn như đinh gỉ, cành cây,… Các vết thương như vết bỏng, trầy xước nhẹ và các vết thương hở không sâu và không bị nhiễm bẩn, có nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn, nhưng cũng cần được chăm sóc kỹ lưỡng và tiêm phòng để đảm bảo an toàn.
Tiêm phòng là cần thiết để đảm bảo an toàn và ngăn chặn nguy cơ uốn ván, vì các biện pháp điều trị sau khi bệnh đã phát triển thường gặp khó khăn trong việc ngăn chặn sự tiến triển của căn bệnh này.
2.2. Khi nào người khỏe mạnh cần chích ngừa uốn ván?
Ngoài trường hợp bị thương, việc chủ động chích ngừa uốn ván là cần thiết đối với những nhóm người có nguy cơ cao như là trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn làm việc trong môi trường có nguy cơ tai nạn lao động cao.
Đối với trẻ em:
– Theo lịch tiêm chủng, trẻ em nên tiêm uốn ván lần đầu vào lúc 2 tháng tuổi, đảm bảo sự chủ động và hiệu quả trong phòng ngừa uốn ván cho trẻ từ khi còn nhỏ.
Đối với người lớn:
– Những người làm việc trong môi trường nguy cơ cao gặp tai nạn lao động cần được ưu tiên tiêm phòng uốn ván để bảo vệ sức khỏe của mình. Các đối tượng người lớn bao gồm công nhân vệ sinh môi trường, người chăn nuôi, người làm vườn, công nhân xây dựng, thanh niên xung phong,…
– Người lớn cần tiêm 3 mũi cơ bản với lịch tiêm mũi 2 cách mũi 1 là 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 là 6 tháng và tiêm nhắc lại mỗi 5-10 năm để đảm bảo khả năng đề kháng.
Đối với phụ nữ mang thai
– Phụ nữ mang thai cần tiêm vắc xin uốn ván để chủ động phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân và thai nhi.
– Đối với phụ nữ mang thai lần đầu tiên, cần tiêm 2 mũi vắc xin theo chỉ định khuyến cáo của bác sĩ. Mũi đầu tiên thường thực hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất là 1 tháng, hai mũi hoàn thành trước dự sinh ít nhất 1 tháng.
– Đối với phụ nữ mang thai lần thứ 2 trở đi, được khuyến cáo tiêm 1 mũi và đảm bảo mũi tiêm được thực hiện trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.
3. Tiêm phòng uốn ván cần lưu ý những gì?
– Khi quyết định tiêm phòng uốn ván sau khi bị thương, quan trọng nhất là đảm bảo thời gian tiêm phòng càng sớm càng tốt. Việc xử lý vết thương đúng cách trong khoảng thời gian này có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
– Đảm bảo liều lượng vắc xin đúng và tuân thủ đúng lịch trình nhắc lại.
– Sau khi tiêm vắc xin, nên dành ít nhất 30 phút để nghỉ ngơi tại cơ sở tiêm chủng để theo dõi phản ứng phụ, giảm nguy cơ cảm giác chóng mặt hoặc buồn nôn.
– Theo dõi kỹ càng các phản ứng phụ và nghe theo tư vấn của bác sĩ là quan trọng để đảm bảo rằng quá trình tiêm phòng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.
– Không nên chạm vào hay massage vùng tiêm, giữ cho vùng tiêm luôn sạch sẽ trong khoảng thời gian ngắn sau tiêm để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.
– Không uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích sau khi tiêm, vì chúng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
– Kiểm tra vùng tiêm sau vài ngày để đảm bảo không có dấu hiệu viêm hay nhiễm trùng. Nếu có bất kỳ triệu chứng lạ nào, như đỏ, sưng, đau, hoặc có mủ, hay sốt kép dài, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.
– Quan trọng nhất là lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín để đảm bảo an toàn tiêm chủng trong mọi khâu từ khám sàng lọc, tiêm phòng, đến theo dõi và hỗ trợ xử trí sau khi tiêm vắc xin.
Trên đây là những thông tin về tàm quan trọng của vắc xin uốn và các đối tượng nên tiêm phòng uốn ván khi nào. Để được tư vấn chi tiết hơn hoặc đăng ký tiêm phòng uốn ván uy tín, an toàn, bạn đọc có thể liên hệ tới Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.