Thời điểm nào mẹ dễ bị tắc tia sữa nhất?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tắc tia sữa là tình trạng khá phổ biến mà nhiều bà mẹ gặp phải sau khi sinh. Tình trạng này nếu như phát hiện muộn và chậm trễ trong việc điều trị sẽ khiến cho mẹ cảm thấy vô cùng đau nhức, ảnh hưởng đến nguồn sữa của con và thậm chí mẹ sẽ phải can thiệp bằng phẫu thuật. Do đó, phát hiện sớm triệu chứng tia sữa bị tắc là một trong những điều rất quan trọng giúp mẹ tránh khỏi những hệ lụy nguy hiểm.

1. Giải thích về tình trạng tắc tia sữa

“Tắc tia sữa” luôn là cụm từ khiến các bà mẹ sau sinh sợ hãi đến mức ám ảnh. Không ít bà mẹ thường đặt ra câu hỏi rằng: “Liệu nguyên nhân tắc tia sữa xuất phát từ đâu và làm thế nào để khắc phục”.

Thông thường lượng sữa của mẹ tiết ra ở trong bầu ngực sẽ được đổ dần về các ống tuyến sữa và các nang chứa sữa ở phía sau quầng của mẹ. Khi trẻ bú sữa hoặc mẹ dùng máy hút sữa, lượng sữa sẽ được chảy ra khỏi bầu ngực và cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ.

Tia sữa bị tắc sẽ xảy ra bởi một trong những nguyên nhân sau đây:
– Bầu sữa của mẹ bị chèn ép
– Ống tuyến sữa bị chít hẹp
– Ống tuyến sữa đang bị viêm nhiễm
– Do mẹ để dành sữa ở trong bầu ngực.

Khi đó, sữa bên trong sẽ bị đọng lại và dần đóng kết, vón cục bên trong bầu ngực. Từ đó, sẽ khiến cho lượng sữa của mẹ không được thông ra nữa. Lúc này, người ta sẽ gọi đó là hiện tượng tắc tia sữa.

Các mẹ lưu ý rằng, hiện tượng tắc tia sữa từ lúc đầu chỉ xảy ra ở một vị trí tuy nhiên theo thời gian nó sẽ lan tỏa ra toàn bộ bầu ngực. Bởi vì, khi tia sữa bị tắc ở 1 nang tuyến sữa thì nang tuyến sữa đấy sẽ bị giãn nở ra và nó sẽ chèn ép sang các ống tuyến bên cạnh. Do đó, các mẹ sau sinh phải đặc biệt cẩn trọng với những dấu hiệu ban đầu, tránh làm tình trạng tắc nghẽn phát triển rộng rãi và gây khó khăn trong việc điều trị.

Tắc tia sữa là tình trạng sữa bên trong sẽ bị đọng lại và dần đóng kết, vón cục bên trong bầu ngực

Tắc tia sữa là tình trạng sữa bên trong sẽ bị đọng lại và dần đóng kết, vón cục bên trong bầu ngực

1.1 Những triệu chứng khi bị tắc tia sữa là gì?

Những triệu chứng mẹ dễ nhận biết nhất đó là:

– Cảm thấy bầu ngực của mình dần căng cứng lên, gây nên cảm giác đau nhức với mức độ ngày càng tăng dần khiến cho mẹ vô cùng đau đớn và khó chịu.

– Khi sờ vào vùng ngực sẽ thấy một số nơi có những cục cứng do những nang tuyến sữa đang bị dãn nở ra. Khi đó, mẹ sẽ không còn cảm thấy đau tức nữa mà chuyển sang cảm giác đau nhức nhiều hơn.

– Mẹ có triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, không thấy bầu ngực tiết ra sữa

– Bầu ngực có dấu hiệu chuyển sang màu đỏ vì những tình trạng tắc nghẽn ngày càng trầm trọng.

– Sau đó, có thể xảy ra những biến chứng như là viêm nhiễm, áp xe tuyến vú. Lúc này, bầu ngực có thể chuyển sang màu vàng hoặc màu tím vì có thể mẹ đang bị chuyển hóa mủ bên trong nang ống tuyến sữa.

Khi tia sữa bị tắc nghẽn, mẹ sẽ cảm thấy bầu ngực dễ bị căng nhức, khó chịu, theo thời gian có thể khiến cho toàn thân bị sốt nhẹ

Khi tia sữa bị tắc nghẽn, mẹ sẽ cảm thấy bầu ngực dễ bị căng nhức, khó chịu, theo thời gian có thể khiến cho toàn thân bị sốt nhẹ

1.2 Thời điểm nào mẹ dễ bị tắc tia sữa nhất?

Thời điểm được cho là các bà mẹ sau sinh hay gặp phải tình trạng tia sữa bị tắc nghẽn nhất đó chính là vài ngày sau khi sinh. Xuất phát nguyên nhân là do mẹ chưa kịp thích nghi với việc cho bé bú, chưa biết cách massage bầu ngực đúng cách, bé bú ít và chưa biết chính xác khi nào phải đưa hết lượng sữa bên trong bầu ngực ra ngoài. Theo thời gian, khiến cho sữa bị tích đọng lại và gây ra tình trạng tắc nghẽn.

Thông thường, mẹ sẽ gặp phải khoảng 2-3 ngày sau sinh. Do đó, các mẹ sau sinh phải đặc biệt vô cùng cẩn trọng, nếu như thấy có dấu hiệu bất thường phải xử lý ngay lập tức, nhất là đối với những mẹ mang thai lần đầu.

Thời điểm mẹ dễ mắc phải tình trạng này nhất đó là khoảng thời gian vài ngày sau khi sinh

Thời điểm mẹ dễ mắc phải tình trạng này nhất đó là khoảng thời gian vài ngày sau khi sinh

2. Tắc tia sữa có thể dẫn tới áp xe vú

Khi bị tắc tia sữa thì biến chứng áp xe tuyến vú là điều mà các bà mẹ vô cùng lo ngại. Đây là hiện tượng xuất hiện một ổ viêm bên trong tuyến vú của mẹ. Thông thường, ổ viêm này xuất phát từ vi khuẩn xâm nhập và làm viêm nhiễm đến ống tuyến sữa, đặc biệt đó là liên cầu và tụ cầu.

Tình trạng viêm nhiễm này thường là do vi khuẩn đi từ đầu vú, lợi dụng theo đường vết thương, đi theo ống dẫn sữa và sau đó đi vào bên trong và gây viêm nhiễm tuyến vú. Những ổ viêm này theo thời gian khi không được điều trị một cách kịp thời sẽ hình thành nên các ổ áp xe.

Lúc này, hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, đau nhức sâu ở trong bầu ngực của mình và dẫn khiến cho mẹ bị sốt cao, ớn lạnh toàn thân. Khi sờ vào bầu ngực sẽ thấy những cục cứng rất là nhiều, có thể chỉ cần một cử động nhẹ của cánh tay thôi cũng khiến cho mẹ cảm thấy rất đau nhức rồi. Đối với tình trạng áp xe tuyến vú, mẹ sẽ thấy bầu ngực lúc này tiết ra tuyến sữa rất là ít và gần như là không thể tiếp tục cho con bú được nữa.

Áp xe tuyến vú là hiện tượng xuất hiện một ổ viêm bên trong tuyến vú của mẹ

Áp xe tuyến vú là hiện tượng xuất hiện một ổ viêm bên trong tuyến vú của mẹ

3. Tắc tia sữa bao lâu sẽ dẫn đến áp xe?

Có một thực tế rằng, 99% các mẹ bị tắc tia sữa nếu như không được xử lý và điều trị kịp thời đều có nguy cơ dẫn đến áp xe tuyến vú. Rất khó để có thể xác định được chính xác thời gian chuyển thành áp xe tuyến vú là bao nhiêu lâu vì nó còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và việc vệ sinh bầu vú của mẹ có được sạch sẽ hay không. Bởi vì chỉ cần có sự xâm nhập của vi khuẩn từ đầu núm vú vào cái ổ đang bị tắc sữa nó có thể hóa mủ và tạo thành áp xe.

Nhiều trường hợp chỉ sau 1-2 ngày khi tia sữa bị tắc cũng có thể tạo thành áp xe nhưng cũng có mẹ phải từ 3-5 ngày. Chính vì thế, khi mà các mẹ phát hiện và cảm thấy mình có những dấu hiệu sớm thì hãy nên điều trị càng sớm càng tốt. Đặc biệt, nếu như mẹ không giải quyết được tại nhà thì hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa Sản hoặc những nhân viên y tế có kinh nghiệm trong vấn đề điều trị tắc tia sữa, làm thế nào để có thể khơi thông được dòng sữa đấy một cách nhanh nhất, giải phóng được nguồn sữa ra khỏi bầu ngực thì sẽ có thể ngăn ngừa được tình trạng biến chuyển thành áp xe.

Khi mẹ đã bị biến chuyển thành áp xe tuyến vú thì sẽ gây nên rất nhiều hậu quả cho sức khỏe, đặc biệt nguy hiểm nhất đó là làm mất đi nguồn sữa của con. Do đó, nhận biết dấu hiệu và điều trị sớm là điều hết sức quan trọng.

Có nhiều trường hợp chỉ sau 1-2 ngày khi tia sữa bị tắc cũng có thể tạo thành áp xe nhưng cũng có mẹ phải từ 3-5 ngày

Có nhiều trường hợp chỉ sau 1-2 ngày khi tia sữa bị tắc cũng có thể tạo thành áp xe nhưng cũng có mẹ phải từ 3-5 ngày

Hy vọng, những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng tia sữa bị tắc nghẽn vô cùng nguy hiểm mà các mẹ thường rất dễ gặp phải sau sinh. Nếu như, bạn còn có thêm bất kỳ câu hỏi nào cần chúng tôi giải đáp, hãy gửi câu hỏi về Fanpage của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc hoặc liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài 1900 55 88 92 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital