Thoát vị đĩa đệm triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến, khó chữa và dễ tái phát nếu không được điều trị phù hợp. Nhiều bệnh nhân chưa hiểu về thoát vị đĩa đệm triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp chẩn đoán và điều trị dẫn đến để bệnh tiến triển nặng.

1. Lý giải: Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bệnh lý xảy ra tại hệ thống cột sống. Cột sống của con người được cấu tạo từ các đốt xương sống, giữa các đốt xương đó được đệm bằng những đĩa đệm và một lớp mềm bên trong. Khi phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị trượt khỏi vị trí ban đầu, xâm nhập vào ống tủy sống và chèn ép lên dây thần kinh được gọi là thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này gây ra triệu chứng đau nhức, tê yếu xuống cả tay và chân.

2. Thoát vị đĩa đệm triệu chứng qua từng mức độ

2.1. Thoát vị đĩa đệm triệu chứng đặc trưng là gì?

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào vị trí thoát vị, tình trạng chèn ép lên dây thần kinh ít hay nhiều. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hầu hết trải qua các triệu chứng như sau:

– Đau nhức ở chân tay

Nếu bị thoát vị phần lưng dưới, cơn đau có xu hướng lan xuống phần mông, đùi, bắp chân và bàn chân. Nếu bị thoát vị đĩa đệm ở cổ, cơn đau sẽ lan ra vùng vai, cánh tay.

– Tê bì, châm chích, ngứa râm ran

Do có sự chèn ép lên các dây thần kinh nên người bị thoát vị sẽ đối mặt với một số triệu chứng liên quan đến các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Người bệnh thường tê bì, ngứa râm ran ở vùng thắt lưng, cổ, cẳng chân, gót chân.

– Cơ yếu, mất chức năng

Các cơ liên kết với những dây thần kinh bị ảnh hưởng sẽ suy yếu và theo thời gian mất hẳn chức năng. Người bệnh cảm nhận rõ các cơ yếu hẳn khi cầm, nâng đồ vật.

Thoát vị đĩa đệm triệu chứng là đau lưng

Nếu bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cơn đau có xu hướng lan xuống phần lưng dưới, mông, chân

2.2. Thoát vị đĩa đệm triệu chứng ở giai đoạn muộn

Trường hợp thoát vị đĩa đệm kéo dài, không được điều trị phù hợp, gây chèn ép nghiêm trọng lên các dây thần kinh sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, cụ thể như sau:

– Teo cơ

Khi các cơ suy yếu, không được vận động trong thời gian dài khiến cơ tại các chi teo lại, giảm khả năng di chuyển, vận động.

– Nguy cơ bại liệt

Một số trường hợp nhân nhầy đi vào trong ống tủy sống, chèn ép rễ dây thần kinh và gây hẹp khoang sống rất dễ bị lại liệt suốt đời.

– Rối loạn chức năng bài tiết và tiêu hóa

Không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp, thoát vị đĩa đệm còn ảnh hưởng đến chức năng bàng quang. Biểu hiện của sự rối loạn này là khó tiểu, tiểu không kiểm soát. Ngoài ra, bệnh còn gây ra hội chứng đuôi ngựa, khiến người bệnh đi đại tiện mất kiểm soát.

3. Bạn đã biết các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm được điều trị bằng phương pháp nội khoa và ngoại khoa là chủ yếu. Bên cạnh đó sẽ áp dụng các bài luyện tập chuyên biệt để cải thiện tình trạng đau nhức. Sau khi thăm khám, dựa trên tình trạng bệnh lý cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

3.1. Thoát vị đĩa đệm được cải thiện bằng thuốc

Một số loại thuốc được sử dụng để cải thiện triệu chứng lệch đĩa đệm là:

– Thuốc giảm đau acetaminophen

– Thuốc chống viêm non steroid, corticosteroid

– Các loại thuốc giãn cơ, chống đau thần kinh

Lưu ý rằng những loại thuốc này nếu uống sai liều lượng, lạm dụng sẽ gây ra tác dụng phụ bao gồm chóng mặt, buồn nôn, dị ứng. Nguy hiểm nhất là biến chứng viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan thận hoặc loãng xương. Vì vậy, người bệnh cần uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

Song song với quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể kết hợp tập vật lý trị liệu để cải thiện các cơn đau, hạn chế sự chèn ép của dây thần kinh. Lưu ý cần tập với sự hướng dẫn của chuyên viên và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Tránh tự tập dẫn đến sai tư thế, khiến tình trạng lệch đĩa đệm nghiêm trọng hơn.

Điều trị bằng thuốc nhằm cải thiện thoát vị đĩa đệm triệu chứng đau, mỏi, yếu cơ

Điều trị bằng thuốc là phương pháp cải thiện thoát vị đĩa đệm được áp dụng phổ biến, đem lại nhiều kết quả tích cực

3.2. Phẫu thuật

Nếu điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu mà tình trạng đau không cải thiện thậm chí nặng hơn thì phẫu thuật được cân nhắc.

3.3. Lưu ý khi chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, cũng cần lưu ý chăm sóc người bệnh tại nhà để quá trình điều trị có kết quả tốt nhất:

– Dành thời gian nghỉ ngơi: người bệnh thoát vị đĩa đệm cần được nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc, vận động quá sức. Trong khi nằm và ngồi cũng cần đúng tư thế, tránh gây áp lực lên vùng đĩa đệm đang tổn thương.

– Hỗ trợ khi di chuyển: người bệnh thoát vị đĩa đệm bị hạn chế vận động, vì vậy người nhà nên ở bên hỗ trợ để tránh trường hợp té ngã.

– Tránh để người bệnh nằm võng vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cột sống và đĩa đệm đang tổn thương, làm tình trạng rách bao xơ đĩa đệm nghiêm trọng hơn.

– Thường xuyên nói chuyện, chia sẻ và động viên người bệnh trong quá trình điều trị.

– Có thể kết hợp các bài thuốc dân gian như chườm nóng bằng ngải cứu và muối, chườm nóng bằng xương rồng, mát – xa giúp cải thiện triệu chứng đau nhức.

4. Thoát vị đĩa đệm có thể được phòng ngừa bằng cách nào?

Căn bệnh xương khớp này có thể được phòng tránh bằng các biện pháp sau:

– Tập luyện thể dục thể thao điều độ, vừa sức, phù hợp khả năng.

– Duy trì cân nặng ở ngưỡng hợp lý, tránh để thừa cân.

– Không mang, bê vác đồ quá nặng để bảo vệ cột sống.

– Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, tăng cường bổ sung canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác để tăng sự dẻo dai cho xương khớp.

– Bỏ thuốc lá, chất kích thích và hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn.

– Kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ và đi khám khi có triệu chứng bất thường như đau, tê vùng mông đùi, tay chân đột ngột yếu vận động. Thăm khám và điều trị sớm giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả, ngăn bệnh tiến triển nặng. Can thiệp ngay từ khi triệu chứng bắt đầu cũng là cách tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.

Đi bộ là cách cải thiện, ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm triệu chứng đau lưng

Đi bộ là cách tốt nhất bảo vệ và nâng cao sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về xương

Hi vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã có thêm thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm để có hướng xử lý đúng đắn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital