Thoái hóa khớp cổ chân: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Ngày nay, các bệnh về khớp, thoái hóa khớp nói chung và bệnh thoái hóa khớp cổ chân nói riêng, đang dần trở nên phổ biến hơn. Đặc biệt, thoái hóa ở khớp cổ chân nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến hậu quả tàn phế. Ngay sau đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các triệu chứng và cách phòng ngừa căn bệnh này.

1. Thế nào là thoái hoá khớp?

Thoái hóa khớp là tình trạng bị hư hỏng ở phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo đó là phản ứng viêm và sự giảm sút lượng dịch nhầy giúp bôi trơn, do đó dẫn tới triệu chứng đau và cứng khớp. Bệnh thoái hóa khớp chủ yếu thường gặp ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là vào lứa tuổi sau 60. Có hai loại bệnh thoái hóa ở khớp điển hình đó là:

– Bệnh thoái hóa khớp tiên phát: khớp bàn ngón chân cái, khớp háng, khớp đầu gối, khớp bàn ngón chân cái, khớp cổ chân, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp bàn ngón và khớp ngón gần của ngón tay cái,…

– Bệnh thoái hóa khớp thứ phát: Đây là hậu quả của các tổn thương khớp xuất phát từ những nguyên nhân tại khớp (như viêm khớp dạng thấp) hoặc ngoài khớp. Thoái hóa khớp thứ phát có thể xuất hiện tại bất kỳ khớp nào.

Thoái hóa khớp cổ chân là gì

Bệnh thoái hóa khớp thường gặp ở những người trên 40 tuổi

2. Triệu chứng và cách điều trị bệnh thoái hoá khớp cổ chân

2.1. Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân

Bệnh thoái hóa ở khớp cổ chân gây nên tình trạng đau vùng khớp ở cổ chân và khiến người bệnh bị hạn chế vận động. Cụ thể:

– Cơn đau nhói này có thể xảy ra một cách bất chợt, khi bạn gắng sức, hoặc khi ấn ở vùng khớp hoặc khi va đập mạnh.

– Mức độ cơn đau sẽ dao động từ nhẹ cho đến nặng, cơn đau thường tăng lên trong quá trình vận động và giảm khi bạn nghỉ ngơi.

– Những cơn đau đớn này sẽ làm giảm biên độ hoạt động của phần khớp cổ chân.

– Nếu tình trạng đau kéo dài trong một thời gian dài sẽ dẫn đến căn bệnh teo cơ, trong một số trường hợp còn có thể gây nên biến dạng xương.

– Bên cạnh đó bệnh còn thể gây ra các phản ứng viêm khớp cổ chân như: sưng – nóng – đỏ ở vùng khớp cổ chân, nặng hơn là tràn dịch ở khớp kéo theo các cơn đau suốt cả ngày.

2.2. Điều trị thoái hóa khớp cổ chân

– Khi bệnh nhân cảm thấy bị đau nhức, cần thực hiện giảm đau thì việc đầu tiên là dùng khăn hoặc túi lạnh để chườm. Sau đó chườm lại một lần nữa bằng nước nóng. Hoặc bệnh nhân có thể tiến hành phương pháp xoa bóp một cách nhẹ nhàng, dùng dầu gió xoa vào vùng khớp làm cho khớp nóng lên. Khi thấy khớp cổ chân bị cứng thì bạn nên tập co và duỗi khớp cổ chân.

– Nếu thực hiện các động tác trên một cách đều đặn nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm thì người bệnh nên tranh thủ đi thăm khám để được bác sĩ chỉ định điều trị đúng cách. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống hoặc thuốc tiêm vì việc sử dụng các loại thuốc trong điều trị thoái hóa khớp cần phải nắm rõ cơ chế hoạt động, phòng tránh việc gặp các tác dụng phụ. Xoa dầu hay đắp nước lạnh/chườm nước nóng là một trong những phương pháp tức thời để giúp điều trị bệnh.

– Trên thực tế, đây là căn bệnh mạn tính gây nên sự khó chịu nhưng không gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, chỉ định mổ là việc cần hết sức cân nhắc. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt, châm cứu và dùng thuốc sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tốt hơn trong việc giảm các cơn đau, giúp người bệnh tập luyện, góp phần cải thiện bệnh.

– Nếu được chăm sóc và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bệnh có thể thuyên giảm theo từng đợt trong vài tuần cho đến vài tháng.

Thoái hóa khớp cổ chân điều trị thế nào

Xoa bóp một cách nhẹ nhàng giúp giảm bớt tình trạng bệnh

4. Một số cách giúp phòng tránh căn bệnh này

– Hạn chế việc mang vác nặng làm cho các cơ phải hoạt động quá sức, khiến cổ chân chịu một khối lượng lớn dẫn tới tình trạng viêm khớp cổ chân hoặc thoái hóa khớp.

– Lựa chọn giày dép phù hợp, có kích cỡ ôm chân giúp nâng đỡ chân, hạn chế việc đi giày cao gót trong thời gian dài; hạn chế sử dụng dép quá cứng bởi điều này dễ gây tổn thương cho khớp cổ chân.

– Duy trì thói quen luyện tập thể thao thường xuyên với những bộ môn nhẹ nhàng và tốt cho cử động nhịp nhàng của phần khớp như: bơi lội, đạp xe, chạy bộ, đi bộ, tập yoga,…

– Thường xuyên thực hiện ngâm chân với nước muối ấm, cho thêm một vài lát gừng tươi kết hợp với việc massage, xoa bóp cổ chân và bàn chân, đặc biệt là trong những ngày cần phải di chuyển nhiều, đi đứng nhiều.

– Tăng cường việc bổ sung canxi và chất dinh dưỡng, vitamin,… để giúp xương khớp được chắc khỏe, giúp phòng ngừa loãng xương cũng như các bệnh thoái hóa khớp.

– Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về việc mình mắc bệnh về khớp, bệnh nhân cần nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám ngay và được tư vấn đúng đắn.

– Người cao tuổi cần tập luyện nhẹ nhàng cho phần khớp xương cổ chân như: xoa bóp cổ chân, xoay khớp nhẹ nhàng, đi lại trong nhà,… Đi bộ được xem là phương pháp khá hiệu quả và được đa số mọi người thực hiện. Tuy nhiên với bệnh nhân không nên đi quá xa vì có thể làm tăng quá trình bị thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp cổ chân phòng ngừa ra sao

Đi bộ là cách hiệu quả giúp phòng ngừa bệnh thoái hoá khớp

Có thể thấy, thoái hóa khớp ở cổ chân là một loại bệnh thoái hóa xương phổ biến hiện nay và gây ảnh hưởng tới cuộc sống. Do đó, hãy thường xuyên thăm khám bệnh định kỳ để nắm rõ tình trạng khớp của bản thân và biết cách phòng tránh bệnh thoái hóa kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital