Thiếu máu khi mang thai điều trị như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Thiếu máu khi mang thai có thể gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy thiếu máu khi mang thai có những triệu chứng gì, cách điều trị ra sao? Hãy cũng theo dõi trong nội dung bài viết dưới đây.

Dấu hiệu thiếu máu khi mang thai

Thiếu máu khi mang thai là do thiếu sắt. Khi mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ có một số dấu hiệu nhận biết khá đặc trưng.

Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu xem thai phụ có bị thiếu máu hay không. Các xét nghiệm này sẽ được đo lượng hồng cầu để xác định tỉ lệ hồng cầu có trong huyết tương. Xét nghiệm còn lại để xác định số gram hemoglobin trong máu.

Thiếu máu khi mang thai là hiện tượng rất nhiều mẹ bầu gặp phải

Thiếu máu khi mang thai là hiện tượng rất nhiều mẹ bầu gặp phải

Khi mới mang thai có thể mẹ bầu chưa bị thiếu máu nhưng cũng có thể bị thiếu sắt ở các giai đoạn sau của thai kỳ. Vì vậy, cần xét nghiệm máu vào khoảng tháng thứ 6, tháng thứ 7 của thai kỳ. Hematocrit và hemoglobin hạ thấp một chút trong nửa sau của thai kỳ là điều bình thường vì khi đó lượng máu trong cơ thể sẽ tăng cao. Tuy nhiên, nếu hai chỉ số này hạ quá thấp sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Tình trạng thiếu máu khi mai thai thường không có dấu hiệu rõ ràng, không có biểu hiện cụ thể nhất là khi chỉ bị thiếu máu nhẹ. Vì vậy các mẹ bầu cần phải thực hiện xét nghiệm máu thì mới có thể xác định được.

Dấu hiệu thường thấy nhất khi mẹ bầu bị thiếu máu đó là mệt mỏi, chóng mặt, cảm giác người yếu. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu mà phụ nữ hay gặp phải khi mang thai nên cũng không thể dựa vào đó để kết luận rằng mẹ bầu đang bị thiếu máu. Một số mẹ bầu còn gặp phải tình trạng người xanh xao nhất là ở các đầu ngón tay, dưới mi mắt, môi, tim đập nhanh, thở gấp, khó tập trung,…

Đến gặp bác sĩ ngay khi có những biểu hiện bất thường xuất hiện

Đến gặp bác sĩ ngay khi có những biểu hiện bất thường xuất hiện

Một số mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt có thể cảm thèm ăn những thứ không phải là thực phẩm như nước đá, giấy, xét… Trong những trường hợp này các mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ và thực hiện những xét nghiệm cần thiết để kiểm tra sức khỏe.

Cách điều trị thiếu máu khi mang thai

Nếu mẹ bầu mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt hãy sử dụng những loại dược phẩm bổ sung sắt cho cơ thể. Liệu lượng và loại thuốc được dùng sẽ phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt của cơ thể. Các mẹ bầu nên tuân thủ đúng liều lượng, không nên bổ sung lượng sắt nhiều hơn lượng được chỉ định.

Các mẹ bầu nên uống viên sắt khi đang đói bằng nước lọc hoặc nước cam. Vitamin C có trong nước cam sẽ giúp sắt hấp thụ tốt hơn. Mẹ bầu không nên dùng cà phê hay trà vì hai loại đồ uống này ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt của thai phụ.

Sau khi kiểm tra, thăm khám các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp

Sau khi kiểm tra, thăm khám các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp

Ngoài việc bổ sung viên sắt, chị em cần có chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng và phong phú. Thịt bò nạc, lòng đỏ trứng gà,… là những thực phẩm “vàng” không chỉ chứa hàm lượng sắt cao mà còn rất bổ dưỡng cho mẹ bầu

Sau khoảng 1 tháng điều trị tình trạng thiếu máu sẽ hết. Tuy nhiên các mẹ bầu vẫn cần phải bổ sung sắt trong những tháng tiếp theo để tăng cường lượng sắt cho quá trình sinh nở. Bên cạnh đó hãy thực hiện khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường, từ có đó hướng xử trí kịp thời tránh để ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.

Thiếu máu khi mang thai hoàn toàn có thể khắc phục được. Vậy nên các mẹ bầu không nên quá lo lắng. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital