Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt để hỗ trợ sản xuất hồng cầu. Bệnh thường gặp ở vùng dân cư có mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng kém, người có tiền sử bệnh mãn tính hay bị thiếu máu, phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt.

Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt để hỗ trợ sản xuất hồng cầu.

Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt để hỗ trợ sản xuất hồng cầu.

Chất sắt là gì?

Sắt là một khoáng chất thiết yếu, có vai trò hết sức quan trọng trong cơ thể. Sắt được tìm thấy trong mọi tế bào của con người và ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ từ hệ thống miễn dịch của chúng ta. Sắt cần cho sự phát triển của não, nhiệt độ, quá trình trao đổi chất và hiệu suất công việc. Bởi vì cơ thể không tự sản xuất sắt nên con người thường bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày.

Tại sao cơ thể lại cần có sắt?

Sắt là thành phần cấu tạo nên huyết sắc tố (haemoglobin) của hồng cầu. Sắt trong huyết sắc tố kết hợp với oxy ở phổi tạo thành oxyhaemoglobin (tạo màu đỏ của máu) và khi hồng cầu theo các mạch máu di chuyển khắp cơ thể sẽ phân phối oxy đến các mô (khi đó máu sẽ chuyển thành màu đen).
Sắt còn là thành phần cấu tạo nên myoglobin: một sắc tố vận chuyển oxy có trong tế bào đến các sợi cơ, giúp cơ hoạt động mạnh mẽ.
Sắt đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Các thai phụ trong quá trình mang thai cần phải bổ sung sắt đầy đủ.
Sắt cần thiết cho sự phát triển của trẻ em trong giai đoạn dậy thì.
Sắt có vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra bạch cầu, giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

Thiếu máu do thiếu sắt là gì?

Khi lượng sắt trong thực phẩm không cung cấp đủ hay có sự rối loạn hấp thu chất sắt trong cơ thể, các tế bào hồng cầu không sản sinh ra đủ do cơ thể mất máu nhiều sẽ gây nên tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, dần dần sẽ tiến triển thành bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Nguyên nhân nào dẫn tới thiếu máu thiếu sắt?

Không ăn đủ các loai thực phẩm giàu chất sắt cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Không ăn đủ các loai thực phẩm giàu chất sắt cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu máu thiếu sắt là do không có đủ chất sắt trong cơ thể. Lượng sắt trong cơ thể thấp vì nhiều lý do, bao gồm: lượng sắt bị mất đi nhiều hơn lượng sắt mà cơ thể có thể thay thế, cơ thể có vấn đề về hấp thụ sắt, người bệnh không ăn đủ các loại thực phẩm giàu chất sắt hoặc người bệnh cần nhiều sắt hơn bình thường (trong thời gian mang thai hoặc cho con bú).

Làm thế nào để biết một người bị thiếu máu do thiếu sắt?

Nhiều trường hợp bị thiếu máu nhưng không có bất cứ triệu chứng nào cả. Nếu có, các triệu chứng thường rất nhẹ và phát triển chậm. Các triệu chứng mà người bệnh thiếu máu thiếu sắt có thể gặp là mệt mỏi thường xuyên hoặc khi tập thể dục, nhức đầu, khó chịu, khó tập trung. Khi thiếu máu trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có các triệu chứng như niêm mạc mắt xanh hoặc trắng, móng tay khô và dễ gãy, choáng váng khi đứng dậy, da nhợt nhạt, khó thở khi gắng sức, lưỡi đau.

Nên làm gì khi phát hiện bản thân có những triệu chứng như trên?

Nếu gặp phải những triệu chứng nêu trên, người bệnh nên tới bệnh viện để được kiểm tra. Các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết, đưa ra chẩn đoán liệu người bệnh có bị thiếu máu do thiếu sắt hay không và từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp.

Ai có nguy cơ cao bị thiếu máu do thiếu sắt?

Có một số yếu tố nhất định làm tăng nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt, bao gồm:
phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng, người mắc bệnh thận mãn tính, rối loạn tiêu hóa như viêm loét dạ dày, các bệnh ung thư, bệnh thiếu máu hóa trị hay những người vừa mới phẫu thuật giảm cân gần đây.

Thiếu máu do thiếu sắt được điều trị như thế nào?

Phương pháp chủ yếu trong điều trị thiếu máu do thiếu sắt là bổ sung sắt với các loại thuốc có chứa sắt.

Phương pháp chủ yếu trong điều trị thiếu máu do thiếu sắt là bổ sung sắt với các loại thuốc có chứa sắt.

Phương pháp chủ yếu trong điều trị thiếu máu do thiếu sắt là bổ sung sắt với các loại thuốc có chứa sắt. Các thuốc này thường chứa sắt ở dạng muối sulfat, muối gluconat hay muối fumarate.
Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ,  tránh bổ sung sắt quá liều trong một thời gian dài, sẽ gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường…
Khi uống thuốc, cần tránh xa các bữa ăn 1 –  2 giờ vì thức ăn làm giảm hấp thu sắt. Không uống nước chè, sữa, cà phê… ngay sau khi uống thuốc vì làm giảm hấp thu sắt.
Bên cạnh việc bổ sung sắt, cần kết hợp các phương pháp sau đây:
Tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt với các thực phẩm như thịt, đậu, bánh mì nguyên cám, trái cây, rau xanh… Các bệnh lý gây ảnh hưởng đến sự hấp thu chất sắt của cơ thể cần phải được chữa trị thật tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital