Thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản
Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những vấn đề sức khỏe hay gặp nhất trên thế giới, ảnh hưởng đến gần nửa tỷ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Vậy làm cách nào để bổ sung sắt cho mẹ bầu khi bị thiếu máu, giúp cả mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Ước tính khoảng 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (đang không mang thai) có tình trạng thiếu sắt. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến hơn 10% phụ nữ mang thai ở các nước có thu nhập cao, nhưng có thể ảnh hưởng lớn hơn (20% – 70%) ở các nước có thu nhập thấp. Thiếu máu do thiếu sắt rất phổ biến và cũng là một trong những thiếu hụt dinh dưỡng hay gặp nhất trên thế giới, nhất là ở phụ nữ có thai và trẻ em và đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp.

Ước tính khoảng 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (đang không mang thai) có tình trạng thiếu sắt.

Ước tính khoảng 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (đang không mang thai) có tình trạng thiếu sắt.

Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là gì?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa thiếu máu ở phụ nữ mang thai là khi nồng độ hemoglobin thấp hơn 11g/dl trong bất kỳ thời gian nào của thai kỳ. Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Anh quốc định nghĩa thiếu máu khi nồng độ hemoglobin ít hơn 110g/L trong 3 tháng đầu thai kỳ và thấp hơn 105g/L trong 3 tháng thứ 2 và thứ 3 của thai kì. Công thức máu nên được đánh giá đầy đủ ít nhất là khi bắt đầu mang thai và tại tuần thứ 28.

Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa thiếu máu ở phụ nữ mang thai là khi nồng độ hemoglobin thấp hơn 11g/dl trong bất kỳ thời gian nào của thai kỳ.

Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa thiếu máu ở phụ nữ mang thai là khi nồng độ hemoglobin thấp hơn 11g/dl trong bất kỳ thời gian nào của thai kỳ.

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến việc thiếu sắt hoặc thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ trong thời gian mang thai:

  • Thiếu sắt trong chế độ ăn, ảnh hưởng hấp thu ở đường tiêu hóa
  • Các bệnh do ký sinh trùng, thiếu hụt chất dinh dưỡng và các bệnh huyết sắc tố di truyền.

Có nhiều ý kiến khác nhau về việc điều trị sớm tình trạng thiếu sắt, thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai. Một bài tổng quan hệ thống và phân tích gộp đã báo cáo rằng sử dụng sắt trước sinh ở những phụ nữ mang thai thiếu máu làm tặng lượng hemoglobin, giảm tình trạng thiếu sắt và giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh thiếu cân. Những phụ nữ thiếu máu do thiếu sắt nên được bổ sung 100 – 200mg sắt nguyên tố mỗi ngày và cần được tư vấn về cách dùng để tối ưu hóa hấp thu.

Khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu

Liều tối thiểu nên là 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày

Liều tối thiểu nên là 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày

Theo Khuyến cáo của Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế (FIGO)

  • Tất cả các phụ nữ mang thai đều được khuyến cáo bổ sung sắt hàng ngày, tuân theo khuyến cáo y tế của từng quốc gia, đặc biệt là những vùng có tỷ lệ thiếu máu phổ biến. Liều tối thiểu nên là 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày.
  • Phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt nên được bổ sung 100mg – 200mg sắt nguyên tố mỗi ngày. Họ cũng nên được tư vấn về các sử dụng hợp lý để tối ưu mức độ hấp thu.
  • Khi hemoglobin ở mức bình thường, việc bổ sung sắt hàng ngày nên tiếp tục trong khoảng 3 tháng và ít nhất là 6 tuần sau khi sinh để bù đắp lượng sắt dự trữ của mẹ.
  • Phụ nữ mang thai bị thiếu máu có thể có thể cần bổ sung các biện pháp phòng ngừa khi sinh, như thiết lập đường truyền tĩnh mạch, chăm sóc tích cực ở giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ và phòng ngừa chảy máu quá mức. Mức giới hạn của hemoglobin là dưới 10 g/dL khi sinh ở bệnh viện và thấp hơn 9.5g/dL khi sinh ở một đơn vị khác. Phụ nữ có mức hemoglobin thấp hơn 10.0g/dL sau khi sinh nên được bổ sung 100 – 200mg sắt nguyên tố trong vòng 3 tháng.
  • Sắt đường tiêm nên được cân nhắc từ 3 tháng thứ 2 của thai kỳ trở đi và tiếp tục sau khi sinh cho những phụ nữ được xác định là có thiếu máu do thiếu sắt và thất bại hoặc không dung nạp với sắt đường uống.
  • Truyền máu nên dành riêng cho những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu nhiều, tổn thương tim, hoặc các triệu chứng cần chú ý ngay.

Tài liệu tham khảo

International Federation of Gynecology and Obstetrics (FIGO). Good clinical practice advice: Iron deficiency anemia in pregnancy. FIGO; 2017

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital