tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa rất quan trọng. Bất cứ sự sai lệch nào vượt ra ngoài đường biểu diễn thì cũng cần phân tích đưa đến kết luận đúng đắn trong theo dõi quá trình chuyển dạ, tránh việc can thiệp muộn hoặc can thiệp khi chưa thực sự cần thiết, ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Monitor sản khoa ghi lại nhịp tim thai, và hoạt động của cơ tử cung. Đường biểu diễn gọi là CTG (cardiotocography). Đánh giá và phân tích các đường ghi tại CTG nhằm mục đích đánh giá đặc điểm nhịp tim thai cũng như hoạt động của cơn co tử cung.

Theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa trong quá trình chuyển dạ.

Theo dõi nhịp tim thai cùng cơn co tử cung bằng monitor sản khoa trong quá trình chuyển dạ.

1. Đường biểu diễn tim thai bình thường và bất thường

1.1 Đường biểu diễn tim thai bình thường là thế nào?

– Nhịp tim thai từ 120- 150 nhịp/phút.

– Nhịp tăng xuất hiện rải rác.

– Dao động nội tại từ 5- 25 nhịp/ phút.

– Không có nhịp giảm.

1.2 Đường biểu diễn tim thai thế nào là bất thường?

Nhịp tim thai cơ bản 120-150 nhịp/phút với thai đủ tháng. Nếu > 150 nhịp/phút gọi là nhịp nhanh. Nếu thấp hơn 100 nhịp/phút gọi là nhịp chậm, trong khoảng 100 – 120 là dấu hiệu nghi ngờ.

– Nguyên nhân của nhịp chậm: Có thể do mẹ dùng thuốc hạ huyết áp, mẹ bị tụt huyết áp, mẹ choáng váng co giật, hạ thân nhiệt, do nhau bong non, thai già tháng, rối loạn nhịp tim thai..

– Nhịp tim nhanh: Liên quan đến nguyên nhân do mẹ lo lắng, mẹ sốt, do cường giáp, viêm màng ối, thai nhi thiếu máu, thai bị nhiễm trùng, thiếu oxy…

Nhịp tim cho thấy thai nhi đang bị thiếu máu nặng.

Nhịp tim cho thấy thai nhi đang bị thiếu máu nặng.

Các đường biểu diễn tim thai cơ bản đặc thù khác:

– Dịch chuyển đường tim thai cơ bản: Dịch chuyển theo hướng đi lên có thể do nhiễm trùng trong tử cung, thai thiếu oxy, dịch chuyển đường tim thai trong giai đoạn 2 chuyển dạ có thể liên quan đến pH máu cuống rốn thấp.

– Đường cơ bản nhấp nhô: Nhịp tim thai nặng nề có thể ở các trường hợp tắc nghẽn tuần hoàn dây rốn, nhau bong non, mẹ bị tụt huyết áp, mẹ bị co giật, choáng, vỡ tử cung hoặc cơ tử cung chịu kích thích quá mức. Có thể cũng cho thấy thần kinh thai nhi tổn thương trong trường hợp đường cơ bản nhấp nhô xuất hiện trong khoảng thời gian giới hạn nhịp tim thai bình thường.

– Đường cơ bản không rõ: Có thể nguyên nhân do một loạt các nhịp tăng, tăng dao động nội tại, các nhịp giảm biến đổi xuất hiện kế tiếp nhau, rối loạn nhịp tim thai.

– Nhịp tăng: là dấu hiệu của bào thai khỏe mạnh.

– Dao động nội tại: Dao động của nhịp tim thai giảm trước khi thai chết. Đường biểu diễn tim thai phẳng là một trong những kiểu tim thai đáng ngại nhất.

– Nhịp giảm:

+ Nhịp giảm sớm: Nhịp giảm sớm thường là do ở mỗi cơn co tử cung phản xạ thần kinh khi đầu thai nhi bị chèn ép vào tiểu khung.

+ Nhịp giảm biến đổi: Thường là do chèn ép rốn, một phần hay toàn bộ. Sự phối hợp nhịp giảm biến đổi, giảm dao động nội tại, tim thai nhanh tương đối, nếu không thấy có nhịp tăng thì thông thường là do hít phân su.

+ Nhịp giảm muộn: Nhịp giảm muộn đi kèm giảm dao động nội tại, không có sự hiện diện của nhịp tăng là dấu hiệu của tình trạng thai đã nguy kịch.

2. Theo dõi hoạt động cơn gò tử cung

Phân tích nhịp tim thai, cơn gò tử cung là rất cần thiết.

Phân tích nhịp tim thai, cơn gò tử cung là rất cần thiết.

Trong chuyển dạ, phân tích cơn gò tử cung là phân tích tần số, số con gò trong 10 phút, thời gian co bóp, trương lực cơ bản.

– Cơn go tử cung trong chuyển dạ tần số mau hơn thường là 3 cơn gò/10 phút, sản phụ đau, cường độ mạnh hơn 50- 80mmHg, tăng từ pha tiềm tàng sang pha tích cực.

– Cơn gò tử cung trong chuyển dạ bất thường là cơn gò thưa yếu, cơn gò mau khoảng 6 cơn gò/10 phút, cơn gò mạnh (cường độ > 80mmHg), tăng trương lực cơ bản…

Nguyên nhân rối loạn cơn gò có thể do bất thường của tử cung, do sử dụng thuốc tăng gò quá liều, lạm dụng thuốc tăng gò tử cung, hoặc nguyên nhân là đẻ khó do thai to, không tương xứng giữa thai nhi và khung chậu, do nhau bong non, ngôi bất thường…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital