Nhận biết những dấu hiệu của bệnh xơ gan còn bù

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Xơ gan còn bù là bệnh lý rất phổ biến hiện nay mà nguyên nhân chính là do rượu, bia. Thế nhưng, khi ở giai đoạn này người bệnh thường rất chủ quan bởi bệnh không được biểu hiện rõ ràng. Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là một điều rất cần thiết trong cuộc sống hiện nay. Vậy cần làm gì để xơ gan còn bù không để lại những hệ lụy nguy hiểm, hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết sau.

1. Xơ gan còn bù là gì?

Như chúng ta đã biết, gan là một tạng lớn trong cơ thể chúng ta. Gan có chức năng thực hiện đào thải các chất độc tố ra ngoài, làm sạch máu và tổng hợp các chất dinh dưỡng. Khi có những cơn đói, gan sẽ tiết insulin để tạo năng lượng cho cơ thể.

Xơ gan là phản ứng của nhu mô gan khi gan bị tổn thương. Khi gan bị tổn thương, chúng sẽ tự sửa chữa và đồng thời hình thành mô sẹo. Tuy nhiên, khi xơ gan tiến triển mạnh hơn, các mô sẹo sẽ hình thành nhiều hơn. Điều này cản trở quá trình hoạt động bình thường của gan. Đặc biệt khi ở giai đoạn cuối, xơ gan sẽ khiến tế bào gan bị xơ hóa nghiêm trọng, làm mất dần hoàn toàn các chức năng của gan.

Xơ gan còn bù là giai đoạn đầu của bệnh lý xơ gan. Bệnh nhân ở giai đoạn này hầu như tế bào gan đã bị tổn thương rất nhiều và không có khả năng phục hồi chức năng gan. Lâu dần bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn xơ gan mất bù. Lúc này, bệnh tình sẽ nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên ở giai đoạn này, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, gan vẫn có thể phục hồi lại chức năng của chúng.

Xơ gan còn bù là gì? Cần làm gì để khắc phục tình trạng xơ gan hiện nay.

Xơ gan còn bù là gì? Cần làm gì để khắc phục tình trạng xơ gan hiện nay.

2. Nguyên nhân gây xơ gan còn bù

– Bệnh nhân có bệnh nền là viêm gan virus B, viêm gan virus C. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển thành xơ gan hoặc những biến chứng nguy hiểm khác.

– Bệnh nhân là người nghiện rượu, thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá. Có thể bạn không biết rằng, đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ người dân Việt Nam mắc bệnh xơ gan nhiều đến thế.

– Chế độ ăn uống không khoa học, ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của gan.

– Thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như thạch tín, asen,…Chúng sẽ làm tăng quá trình phát triển của xơ gan, tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh.

– Những bệnh nhân có bệnh nền là gan nhiễm mỡ cần giảm cân và kiểm soát cân nặng để giảm tình trạng gan nhiễm mỡ

– Do yếu tố di truyền gia đình có tiền sử mắc các bệnh lý về gan.

3. Một số dấu hiệu nhận biết xơ gan còn bù

Ở giai đoạn này người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên người bệnh có thể cảm nhận cũng như phát hiện được những bất thường của cơ thể như:

Rối loạn tiêu hóa: người bệnh chán ăn, khó chịu trong người, thức ăn không thể tiêu gây tình trạng đầy bụng, chướng hơi.

– Người bệnh trong tình trạng mệt mỏi, sụt cân do chán ăn.

– Đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải: bệnh nhân thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những cơn đau nhẹ, đôi khi sẽ đau tăng dần lên.

– Thường xuyên chảy máu cam không rõ nguyên nhân: khi xuất hiện triệu chứng này, bệnh đã tiến triển nguy hiểm hơn và cần được điều trị gấp.

– Bất thường trong nước tiểu: nước vàng xẫm, chứng tỏ rằng chức năng gan đã suy giảm, khả năng đào thải độc tố cũng giảm sút.

– Suy giảm tình dục: người bệnh mất đi hứng thú sinh dục.

– Ngoài ra có thể gặp một số triệu chứng như nam giới liệt dương, nữ giới vô sinh và mất kinh.

Một số nguyên nhân chính gây xơ gan còn bù như: rượu bia, yếu tố môi trường, thực phẩm,...

Một số nguyên nhân chính gây bệnh như: rượu bia, yếu tố môi trường, thực phẩm,…

4. Phương pháp chẩn đoán hiệu quả

Một số phương pháp được áp dụng để chẩn đoán bệnh xơ gan sau những bất thường của gan như:

4.1. Xét nghiệm hóa sinh gan để chẩn đoán xơ gan còn bù

Tiến hành các xét nghiệm hóa sinh về gan sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được tình hình sức khỏe của gan cũng như biết được người bệnh có mắc các bệnh về gan hay bệnh xơ gan không.

4.2. Xét nghiệm máu và nước tiểu

Thực hiện xét nghiệm này để thấy được những bất thường có trong nước tiểu và máu. Từ đó sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp.

4.3. Siêu âm để chẩn đoán xơ gan còn bù

Để nhận biết sự thay đổi kích thước của gan, cũng như các bất thường của nhu mô gan thô. Đây là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất để xác định bệnh nhân có mắc bệnh hay không.

4.4. Soi ổ bụng và sinh thiết gan

Người bệnh được thực hiện phương pháp này để xác định tiến triển của quá trình xơ gan. Từ đó bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

5. Một số biện pháp điều trị xơ gan còn bù

Hiện nay, điều trị nội khoa là phương pháp phổ biến được áp dụng để điều trị xơ gan còn bù

Hiện nay, điều trị nội khoa là phương pháp phổ biến đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị

Căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa trị nếu được phát hiện sớm. Không chỉ điều trị khỏi, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân hoàn toàn có thể cải thiện được chức năng gan như ban đầu.

Bởi vì bệnh tình chỉ đang ở giai đoạn đầu nên bệnh nhân chủ yếu sẽ được điều trị bằng các phương pháp nội khoa như:

– Sử dụng thuốc lợi tiểu

– Sử dụng một số thuốc chống táo bón như lactose,…

– Một số loại thuốc chống xơ như: Corticoids, colchicine,…

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và thăm khám định kì đều đặn.

Không chỉ thế, chế độ ăn uống và rèn luyện sức khỏe cũng góp phần gan trọng trong quá trình phục hồi chức năng gan như:

– Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, chất kích thích bởi chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lá gan.

– Hạn chế muối

– Bổ sung protein nếu bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng

6. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh xơ gan còn bù

Để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị và kiểm soát tốt hơn căn bệnh này, bệnh nhân cần:

– Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác nhau vì chúng sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng gan, làm gan bị tổn thương nặng nề

– Không tự ý lạm dụng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cần được tư vấn, hỗ trợ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

– Để phòng ngừa những căn bệnh khác và giữ gìn sức khỏe cho bản thân, mỗi chúng ta cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.

– Tránh nhiễm trùng bởi khi bị nhiễm trùng sẽ gặp khó khăn trong quá trình điều trị.

Cần có chế độ ăn uống phù hợp, khoa học, chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao. Đặc biệt hạn chế ăn đồ dầu mỡ, hạn chế ăn nhiều đạm.

Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho quý độc giả. Hãy tìm hiểu và lắng nghe cơ thể chính mình, để khi có bất kỳ bất thường nào hãy thăm khám để điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital