Thai nhi 20 tuần phát triển thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Thai nhi 20 tuần đã có những sự phát triển đổi khác hơn so với những tuần trước. Ở tuần này, mẹ bầu vẫn cảm thấy khá thoải mái.

Sự phát triển của thai nhi 20 tuần

Thai nhi 20 tuần có cân nặng khoảng 340g và chiều dài khoảng 27 cm. Lúc này, kích thước của bé tương đương như một trái chuối.
Ở tuần này, bé đã có những di chuyển, cử động rõ ràng hơn những tuần trước, mẹ bầu hoàn toàn có thể cảm nhận được  những cử động này của bé.

thai-nhi-20-tuan-phat-trien-the-nao-1

Thai nhi 20 tuần đã có những sự phát triển thay đổi hơn so với những tuần trước

Lông mày và mi cũng bắt đầu xuất hiện khi thai nhi 20 tuần. Nếu mẹ mang bầu bé gái thì đây cũng là thời điểm âm đạo của bé bắt đầu được hình thành. Còn nếu mang thai con trai, tinh hoàn cũng sẽ bắt đầu di chuyển từ bụng xuống dưới bìu.
Lớp mỡ dưới da của bé trong thời điểm này cũng trở nên dày hơn. Chính vì vậy, làn da của bé không còn trong suốt như những tuần trước nữa.
Móng tay của bé cũng bắt đầu xuất hiện. Bé cũng có phản xạ ngậm ngón tay, nắm chặt dây rốn, nấc cụt…

Sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi 20 tuần

Khi thai nhi 20 tuần, mẹ bầu vẫn đang trong giai đoạn cảm thấy khá thoải mái do cơ thể chưa quá nặng nề. Tuy nhiên, lúc này, mẹ bầu cũng đã có thể cảm nhận được những cơn đau lưng. Do vậy, mẹ bầu không nên mang vác nặng, thực hiện những động tác, chơi các môn thể thao ảnh hưởng đến cột sống và vùng lưng của mình.

thai-nhi-20-tuan-phat-trien-the-nao-2

Khi thai 20 tuần, mẹ bầu vẫn còn cảm thấy khá thoải mái

Đây cũng là khoảng thời gian mẹ bầu cần chăm sóc cho khung xương chậu của mình. Mẹ bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng, bơi, thực hiện các bài tập giãn cơ, tập yoga…
Mẹ bầu cũng có thể xuất hiện mụn. Tuy nhiên, mẹ bầu cần hết sức chú ý đối với những sản phẩm chăm sóc da của mình, tốt nhất nên là những sản phẩm từ thiên nhiên, không gây độc hại cho sức khỏe.
Chứng giãn tĩnh mạch cũng bắt đầu xuất hiện ở một vài mẹ bầu. Nguyên nhân là do thai nhi đang phát triển rất nhanh chóng, vì vậy sẽ khiến gia tăng áp lực các mạch máu ở chân mẹ. bên cạnh đó lượng progesterone tăng cao cũng khiến cho tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng.

thai-nhi-20-tuan-phat-trien-the-nao-3

Mẹ bầu cần thăm khám thai định kì, thực hiện những siêu âm, xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ

Đặc biệt, trong tuần này, mẹ bầu cần chú ý lịch khám thai định kì, thực hiện những xét nghiệm, siêu âm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là một số kiến thức liên quan đến giai đoạn thai nhi 20 tuần mà mẹ bầu nào cũng nên nắm được. Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Thu Cúc để được tư vấn miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital