Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ là một trong những chủ đề được nhiều phụ nữ quan tâm. Việc biết thêm thông tin về hiện tượng này, sẽ giúp các bạn có thể tầm soát được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Menu xem nhanh:
1. Hiện tượng thai ngoài tử cung là gì?
Hiện tượng bị thai ngoài tử cung hay còn gọi là chửa ngoài tử cung là trường hợp mà thai sẽ không làm tổ ở trong tử cung, mà lại làm tổ ở khu vực khác. Một số vị trí có thể kể đến như là vòi tử cung, trong ổ bụng, cổ tử cung, thậm chí có một vài trường hợp sẽ nằm ở ổ phúc mạc. Nhưng theo ghi nhận thì chiếm đến 95% những trường hợp bị chửa ngoài tử cung sẽ xảy ra ở vòi tử cung.
Một số những trường hợp sau đây cần lưu ý, vì là những đối tượng có nguy cơ cao bị thai ngoài cung:
- Phụ nữ đã từng có tiền sử từng bị tình trạng chửa ngoài tử cung
- Trước đây từng thực hiện phẫu thuật ống dẫn trứng
- Phụ nữ đã từng hoặc đang bị viêm nhiễm vùng chậu
- Phụ nữ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như là: Bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục…
Bên cạnh đó còn có một số yếu tố có thể sẽ làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung:
- Phụ nữ hút thuốc lá trực tiếp hoặc là hút thuốc lá gián tiếp
- Phụ nữ đã lớn tuổi khoảng 35 tuổi trở lên thì có nguy cơ thai ngoài tử cung cao hơn những phụ nữ ở độ tuổi khác
- Phụ nữ đã từng bị chẩn đoán vô sinh
2. Triệu chứng nào để mẹ phát hiện thai ngoài tử cung?
2.1 Chậm kinh nguyệt
Trễ kinh được coi là một trong những dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng thai ngoài tử cung và đây cũng là dấu hiệu để người phụ nữ nhận biết được mình có mang thai. Khi xuất hiện dấu hiệu này, bạn nên kiểm tra và thực hiện việc thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để xác định tình trạng thai nhi đang ổn định hay bị thai ngoài tử cung. Nếu bạn phát hiện sớm thì có thể can thiệp kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra (như là vỡ ống dẫn trứng).
2.2 Đau bụng
Việc đau bụng nhất là khu vực vùng dưới âm ỉ kéo dài, cũng có thể đau một bên, khi đau cảm giác đau nhói tuy nhiên việc này không diễn ra thường xuyên cũng là dấu hiệu của tình trạng phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung
2.3 Ra máu âm đạo bất thường
Hiện tượng bị ra máu ở âm đạo một cách bất thường sau khi kết thúc kỳ kinh rồi hoặc là chưa đến kỳ kinh như dự kiến, bên cạnh đó còn có thể ra máu kéo dài. Máu âm đạo lúc này cũng có thể có màu bất thường, không giống màu máu kinh bình thường mà sẽ sẫm và loãng hơn.
Trong trường hợp vỡ khối thai ngoài tử cung thì chị em sẽ có cảm giác đau bụng dưới dữ dội đến mức toát mồ hôi, choáng váng thậm chí ngất đi.
3. Bị thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?
Rất khó để xác định được cụ thể, chính xác mấy tuần thì khối thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ. Bởi vì thời gian vỡ của mỗi người lại còn tùy thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau, như là:
- Căn cứ vào vị trí trứng làm tổ thì thời gian vỡ thai ngoài tử cung cũng khác nhau, nếu như trứng làm tổ ở vòi trứng, buồng trứng hay ổ bụng thì thời gian vỡ sẽ nhanh hơn những vị trí khác.
- Kích thước hay tốc độ phát triển của thai nhi ở mỗi người là không giống nhau nên thời gian bị vỡ cũng rất khó xác định.
Việc xác định mấy tuần sẽ vỡ sẽ rất khó, nếu như không được thực hiện thăm khám trực tiếp. Thông qua những chỉ số, thông tin kiểm tra được thì bác sĩ mới có thể dự đoán được khoảng thời gian khối thai sẽ bị vỡ. Tuy nhiên thai ngoài tử cung có thể vỡ ở bất cứ thời điểm nào vì thế mẹ bầu nên thăm khám sát sao, tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.
4. Những nguy cơ, biến chứng có thể gặp khi thai ngoài tử cung vỡ
Chửa ngoài tử cung là một hiện tượng cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc phát hiện muộn có thể gây ra xuất huyết ồ ạt vào ổ bụng, dẫn đến tử vong không kịp thời cầm máu. Bên cạnh đó, khối thai ngoài tử cung vỡ sẽ dẫn đến tổn thương nghiêm trọng ở nơi thai làm tổ, nhất là khi thai làm tổ ở vòi trứng. Khi khối thai ở vòi trứng bị vỡ, các bác sĩ sẽ phải thực hiện cắt bỏ hoặc khâu bảo tổn để cầm máu, vì thế khả năng thụ thai sẽ giảm đi. Cụ thể:
- Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra 50% những phụ nữ đã từng có tiền sử mang thai ngoài tử cung thì sẽ có nguy cơ vô sinh, hiếm muộn sau khi thực hiện mổ lấy khối thai ngoài tử cung.
- Ngoài ra, tỷ lệ lần sau mang thai ngoài tử cung lớn nếu như đã có tiền sử, tỷ lệ ấy có thể cao đến 7-13 lần so với những người khác.
5. Chăm sóc sau điều trị thai ngoài tử cung bị vỡ
5.1 Chế độ dinh dưỡng chăm sóc sau điều trị thai ngoài tử cung
Sau khi điều trị hiện tượng thai ngoài tử cung bị vỡ, cơ thể người phụ nữ nên bổ sung chất sắt và vitamin, những chất ấy sẽ có trong cá thu, thịt gà, thịt lợn, hay cá hồi sẽ giúp phục hồi sức khỏe. Không chỉ vậy mà thai phụ ăn nhiều rau tươi và các loại quả trái cây bổ sung thêm vitamin. Nên ăn các loại trái cây có múi chẳng hạn như chanh, cam,… trong đó có chứa nhiều vitamin C sẽ giúp cho việc tái tạo lại collagen và các mô mềm. Bên cạnh đó việc bổ sung thêm protein trong khẩu phần ăn sau khi điều trị thai ngoài tử cung cũng vô cùng quan trọng.
5.2 Chế độ chăm sóc sức khỏe hàng ngày
Hạn chế đi lại quá nhanh và làm việc nặng
Sau phẫu thuật cơ thể còn rất yếu nên hạn chế vận động mạnh, làm việc nặng những hoạt động như leo cầu thang, chạy nhảy… Sau phẫu thuật nên nghỉ ngơi trong khoảng 2 tuần đầu, chỉ đi lại vận động nhẹ nhàng.
Kiêng quan hệ vợ chồng trong thời gian đầu
Thực hiện phẫu thuật thai ngoài tử cung thì sẽ gây ảnh hưởng đến khu vực tử cung, vì vậy cần kiêng quan hệ tình dục đến khi hồi phục vết thương. Đặc biệt thời gian đầu sau phẫu thuật nên thực hiện biện pháp tránh thai an toàn khi quan hệ và không có thai trong vòng một năm sau phẫu thuật.
Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ” rồi. Các bạn hãy luôn theo dõi tình trạng cơ thể và đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường nhé.