Thai 38 tuần bé chuẩn bị chào đời, khám thai bác sĩ sẽ kiểm tra gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Khám thai 38 tuần tuổi là việc làm rất cần thiết để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời giúp bác sĩ đưa ra chỉ định sinh phù hợp. Đặc biệt, ở tuần thai thứ 38 em bé vẫn duy trì mức hoạt động như bình thường, nếu sản phụ nhận thấy bé bất ngờ giảm cử động thì cần đến bệnh viện khám ngay càng sớm càng tốt.

1. Thai nhi 38 tuần tuổi, mẹ và bé có những thay đổi gì?

Mốc 38 tuần là mốc thuộc những tháng cuối của thai kỳ, thời điểm này cơ thể mẹ và bé có nhiều thay đổi để thích nghi với quá trình chuyển dạ và chào đời của em bé.

1.1. Sự phát triển của thai nhi 38 tuần tuổi

Ở tuần thứ 38 của thai kỳ em bé nặng khoảng bé nặng khoảng 3kg và chiều dài của bé là 46 – 47cm, kích thước bằng cỡ một quả dưa hấu nhỏ. Đầu bé đã lọt vào hố chậu và được bảo vệ bởi khung xương chậu. Bé tiếp tục tích mỡ dưới da để giúp kiểm soát thân nhiệt sau khi ra đời.

Thai nhi 38 tuần tuổi có kích thước bằng cỡ một quả dưa hấu nhỏ, đầu bé đã lọt xuống hố chậu của mẹ

Thai nhi 38 tuần tuổi có kích thước bằng cỡ một quả dưa hấu nhỏ, đầu bé đã lọt xuống hố chậu của mẹ

Lúc này các cơ quan trong cơ thể bé đã hoàn thiện và sẵn sàng thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Bé tiếp tục nuốt nước ối, các chất trong nước ối được chuyển hóa và tạo thành lớp phân su màu đen. Những lớp biểu bì bên ngoài đang được trút bỏ và thay thế bằng những lớp da mới bên dưới.

1.2. Sự thay đổi của cơ thể người mẹ

Ở tuần thai thứ 38, mẹ bầu thấy mình không tăng cân nữa, một số người còn bị giảm một chút cân. Nguyên nhân là do bàng quang bị chèn ép ghê gớm nên mẹ bầu thường xuyên muốn đi tiểu, ngực lớn lên khá nhiều tạo cảm giác căng tức khó chịu, chân và mắt cá chân có thể bị phù nề nhẹ.

Bên cạnh đó mẹ bầu cũng thấy nặng nề và tắc nghẽn ở khung xương chậu do các cơ xương tại đây đang phải làm việc hết sức mình để giữ được trọng lượng tập trung của tử cung. Vùng da bụng bị kéo dãn và căng hết mức, các vết rạn chuyển qua màu tím hoặc đỏ đậm.

Ngoài ra, thời điểm này mẹ bầu có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như tăng tiết dịch âm đạo, ngứa da, mất ngủ, rò rỉ sữa non. Nhiều sản phụ chuyển dạ ở tuần thứ 38, do đó ở tuần này mẹ bầu cần chuẩn bị sẵn sàng đồ sơ sinh và các vật dụng cần thiết khác, báo ngay cho bác sĩ khi có những dấu hiệu rò rỉ nước ối.

2. Khám thai 38 tuần bác sĩ sẽ kiểm tra những gì?

Từ tuần thai thứ 36 trở đi, mẹ bầu cần khám thai đều đặn mỗi tuần 1 lần cho đến khi bé yêu ra đời. Khám thai đầy đủ là rất cần thiết để bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe mẹ, bé và giúp mẹ đưa ra chỉ định sinh nở phù hợp.

Trong lần khám thai ở tuần 38, bác sĩ sẽ kiểm tra bụng mẹ bầu để xem mức độ lớn và vị trí của bé. Ngoài ra có thể khám bên trong xem cổ tử cung đã bắt đầu mềm hơn, mỏng hơn và giãn rộng hay chưa.

Khám thai 38 tuần bác sĩ sẽ kiểm tra bụng mẹ bầu để xem mức độ lớn và vị trí của bé

Khám thai 38 tuần bác sĩ sẽ kiểm tra bụng mẹ bầu để xem mức độ lớn và vị trí của bé

Dưới đây là những bước kiểm tra sức khỏe thai kỳ tuần thứ 38 mà mẹ bầu cần thực hiện.

Khám thai 38 tuần mẹ sẽ được kiểm tra cân nặng để so sánh và đánh giá mức độ tương ứng với tuần thai.

– Kiểm tra huyết áp đề phòng nguy cơ mắc tiền sản giật.

Xét nghiệm nước tiểu

– Khám với bác sĩ chuyên khoa kiểm tra sức khỏe tổng quát, kiểm tra các dấu hiệu có thể gặp ở tuần thai này như phù chân, chuột rút,..

– Đo bề cao của tử cung.

– Đo monitor để nghe và đánh giá nhịp tim thai.

– Siêu âm xác định vị trí hiện tại của thai nhi, kiểm tra sức khỏe thai nhi.

– Kiểm tra cổ tử cung của thai phụ.

Cuối cùng thai phụ sẽ được khám lại với bác sĩ chuyên khoa để đánh giá toàn diện về sức khỏe của mẹ và bé trong tuần thai này. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ giúp mẹ đưa ra những lời khuyên chăm sóc và theo dõi thai kỳ phù hợp nhất.

3. Mang thai 38 tuần mẹ cần chú ý những gì?

Thai 38 tuần tuổi cũng là thời gian em bé chuẩn bị chào đời. Dưới đây là một vài lưu ý cho mẹ để mẹ có thai kỳ thuận lợi và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc vượt cạn sắp tới.

– Mẹ cần tiếp tục theo dõi thai kỳ và khám thai đầy đủ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi sát sao trong những tuần cuối thai kỳ, tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.

– Nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ cũng như dấu hiệu bất thường trong thai kỳ để kịp thời phát hiện và đến bệnh viện kịp thời.

– Tiếp tục tìm hiểu các kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh và chăm sóc sức khỏe sau sinh để có sự chuẩn bị tốt nhất.

– Chọn nơi sinh uy tín là các bệnh viện có đội ngũ bác sĩ Sản khoa chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, đồng thời đảm bảo về trang thiết bị phục vụ trong quá trình sinh để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Chọn nơi sinh uy tín giúp đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và thai nhi trong quá trình sinh

Chọn nơi sinh uy tín giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi trong quá trình sinh

– Chuẩn bị sẵn đầy đủ đồ dùng đi đẻ gồm đồ dùng cá nhân cho mẹ, bé, người nhà và các giấy tờ, thủ tục cần thiết.

– Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu đạm, chất xơ, vitamin.

– Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh suy nghĩ nhiều, tránh căng thẳng, stress bởi điều này có tác động không tốt tới quá trình vượt cạn của mẹ.

Trên đây là những thông tin hữu ích về khám thai 38 tuần và lưu ý quan trọng cho mẹ bầu tham khảo. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin và lời khuyên hữu ích, giúp mẹ tự tin hơn khi bước vào quá trình “vượt cạn”.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital