Tất tần tật về vi khuẩn gây sâu răng bạn nhất định phải biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Khoảng 75% dân số nước ta mắc bệnh lý sâu răng. Mặc dù xác suất xuất hiện của bệnh lý sâu răng là vô cùng lớn, lượng người nắm được thông tin về vi khuẩn gây sâu răng, một trong những thông tin cơ bản nhất về bệnh lý này, lại cực kỳ nhỏ. Nếu bạn cũng mù tịt thông tin về vấn đề ấy, đọc bài viết sau ngay, nhiều thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp!

1. 3 loại vi khuẩn gây sâu răng

Nghiên cứu thực tế cho thấy, có khoảng 500 loại vi khuẩn khu trú trong khoang miệng chúng ta. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều gây sâu răng. Vi khuẩn gây ra bệnh lý sâu răng chỉ là 3 loại sau:

1.1. Streptococcus mutans

Cho đến thời điểm hiện tại, Streptococcus mutans được xem là vi khuẩn chính khởi phát bệnh lý sâu răng. Hoạt động lên men Carbohydrate (đường) của chúng sản sinh acid, làm pH khoang miệng giảm xuống dưới 5. Sự giảm pH liên tục dẫn đến sự khử khoáng bề mặt răng hay khử khoáng men răng. Đây là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình 4 giai đoạn của bệnh lý sâu răng.

1.2. Lactobacillus

Là một loại vi khuẩn sống hoại sinh ở thực vật và các sản phẩm từ động vật (ví dụ như: Sữa,…). Chúng thường trú trong khoang miệng những chỉ chiếm ít hơn 1% hệ vi sinh, số lượng của chúng tương quan với thói quen ăn uống nói chung và thói quen sử dụng thực phẩm giàu Carbohydrate nói riêng. Tương tự Streptococcus mutans, chúng cũng lên men Carbohydrate, sản sinh acid.

Lactobacillus từng được xem là vi khuẩn gây ra bệnh lý sâu răng chính trong suốt 35 năm

Lactobacillus thường trú trong khoang miệng những chỉ chiếm ít hơn 1% hệ vi sinh

Lactobacillus từng được xem là vi khuẩn gây ra bệnh lý sâu răng chính trong suốt 35 năm. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học đã phân tích thực nghiệm được rằng: Lactobacillus chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (1:10000) trong hệ vi sinh mảng bám, nhận định này đã bị bác bỏ.

1.3. Actinomycetes

Actinomycetes có thể là vi khuẩn khởi phát bệnh lý sâu răng, tuy nhiên, khả năng này là rất thấp. Cụ thể, nó chỉ xảy ra khi bạn mắc bệnh nha chu, có răng bị nứt vỡ nhưng lại vệ sinh răng miệng kém. Trong trường hợp này, Actinomycetes, vốn là vi khuẩn kỵ khí, sống trong nướu, sẽ dễ dàng xâm nhập vết nứt vỡ và gây sâu răng.

2. Phương pháp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng

Đáng buồn là chúng ta không thể ngăn ngừa hay loại bỏ hoàn toàn 3 loại vi khuẩn trên, bởi chúng luôn luôn tồn tại trong khoang miệng. Việc mà chúng ta có thể làm ở đây, là hạn chế tối đa hoạt động của chúng.

2.1. Hạn chế ăn và uống đồ ngọt

Nguyên liệu hoạt động của vi khuẩn gây sâu răng là Carbohydrate (đường). Giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể đồng nghĩa với giảm lượng đường tồn dư trong khoang miệng, từ đó hạn chế nguồn sống của vi khuẩn.

Danh mục đồ ăn, thức uống chúng ta cần ăn ít hoặc không ăn, bao gồm: Bánh kẹo, mứt, hoa quả sấy khô, nước ngọt,… Nếu không thể bỏ hoàn toàn, hãy đảm bảo lượng đường bạn ăn và uống thấp hơn 10% tổng lượng dinh dưỡng bạn ăn uống mỗi ngày.

Nguyên liệu hoạt động của vi khuẩn gây ra bệnh lý sâu răng là Carbohydrate (đường)

Chúng ta cần ăn ít hoặc không ăn: Bánh kẹo, mứt, hoa quả sấy khô, nước ngọt

2.2. Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng

Vệ sinh răng miệng cẩn thận, kỹ lưỡng giúp chúng ta loại bỏ một phần vi khuẩn gây ra bệnh lý sâu răng, đồng thời loại bỏ đường – nguồn sống của chúng, tồn dư trong khoang miệng.

Cách vệ sinh răng miệng chuẩn xác nhất, theo chuyên gia, mà chúng ta cần tuân thủ là:

– Đánh răng 2, 3 lần/ngày, sau khi ăn và trước khi đi ngủ, với bàn chải thay mới 3 tháng/lần và kem đánh răng có chứa flour (flour có khả năng ức chế Streptococcus mutans và Lactobacillus chuyển hóa đường thành acid); đồng thời dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, nơi mà bàn chải không thể làm sạch được

– Đừng quên vệ sinh lưỡi

– Súc miệng với nước muối ấm pha loãng hoặc nước súc miệng diệt khuẩn, nước súc miệng chứa flour,…

Vệ sinh răng miệng cẩn thận giúp chúng ta loại bỏ vi khuẩn gây ra bệnh lý sâu răng

Đánh răng 2, 3 lần/ngày với bàn chải thay mới 3 tháng/lần và kem đánh răng có chứa flour

2.3. Nhai kẹo cao su không đường

Có thể bạn chưa biết: Với khả năng vô hiệu hóa acid do vi khuẩn Streptococcus mutans và vi khuẩn Lactobacillus chuyển hóa từ đường, nước bọt là vệ sĩ tự nhiên vô cùng mạnh mẽ của răng. Mắc bệnh lý giảm tiết nước bọt, chúng ta mất đi “những bảo vệ” kìm hãm hoạt động của vi khuẩn gây sâu răng. Tuy nhiên, chúng ta có thể khắc phục phần nào vấn đề này với phương pháp đơn giản là: Nhai kẹo cao su có chứa Xylitol. Đây là loại kẹo giúp kích thích tiết nước bọt.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể lựa chọn kẹo cao su có chứa Casein phosphopeptide-canxi photphat vô định hình (CPP-ACP), vì chúng cũng có khả năng kiểm soát Streptococcus mutans và Lactobacillus.

2.4. Khám nha khoa định kỳ

Trên thực tế, vẫn có thể tồn tại những điểm, những vùng thuộc hàm răng, chúng ta không thể vệ sinh sạch sẽ 100% tại nhà, bằng các phương pháp thông thường như sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng, chỉ nha khoa, nước súc miệng. Cách duy nhất để làm sạch triệt để những điểm, những vùng này là thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt. Chuyên gia/nha sĩ tại đây sẽ vệ sinh răng miệng toàn diện cho bạn bằng các phương pháp chuyên sâu, hạn chế tối đa hoạt động của vi khuẩn gây ra bệnh lý sâu răng. Tần suất thăm khám được khuyến cáo là ít nhất 6 tháng/lần.

Khám nha khoa định kỳ là cách toàn diện nhất để hạn chế hoạt động của vi khuẩn gây sâu răng

Tần suất thăm khám được khuyến cáo là ít nhất 6 tháng/lần

Như vậy, bệnh lý sâu răng có thể phát sinh từ hoạt động của vi khuẩn Streptococcus mutans, Lactobacillus và Actinomycetes. Chúng ta chỉ có thể hạn chế hoạt động mà không thể loại bỏ hoàn toàn chúng. Những phương pháp hạn chế hoạt động của Streptococcus mutans, Lactobacillus và Actinomycetes có thể kể đến như sau: Hạn chế tiêu thụ đồ ăn, thức uống nhiều đường; vệ sinh răng miệng đúng cách, nhai kẹo cao su thường xuyên và thăm khám định kỳ với chuyên gia/nha sĩ. Với những thông tin này, hy vọng bạn sẽ có một hàm răng luôn luôn khỏe đẹp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital