Tất tần tật về siêu âm tim thai, mẹ bầu chớ bỏ qua

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Siêu âm tim thai là một trong những phương pháp hiện đại được áp dụng trong giai đoạn tiền sản nhằm chẩn đoán dị tật bẩm sinh của thai nhi. Siêu âm tim thai mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ bầu và bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về dịch vụ này cũng như nắm được thời điểm và quy trình thực hiện.

1. Siêu âm tim thai là gì?

Siêu âm theo dõi tim thai là phương pháp cận lâm sàng, hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong việc đánh giá về tình trạng về tim mạch của thai nhi bao gồm: cấu trúc tim,  nhịp tim, chức năng hoạt động của tim. Từ đó giúp bác sĩ phát hiện sớm được những bất thường của thai nhi và phương án can thiệp kịp thời.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh là 9.000 đến 10.000 trẻ, chiếm 0.8% số trẻ được sinh ra. Trong khi đó, có đến 50% trẻ em sinh ra bị mắc bệnh tim bẩm sinh và chỉ có một số ít trẻ được can thiệp phẫu thuật. Do đó, khi mang thai, việc siêu âm để theo dõi tim thai là hết sức quan trọng và cần thiết.

Ở tuần thứ 6 -7 thai nhi đã có tim thai, tuy nhiên có một số ít mẹ bầu sự phát triển của phôi thai diễn ra chậm do mẹ bầu có tiền sử kinh nguyệt không đều, do vậy tim thai sẽ xuất hiện muộn ở tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ.

Tuần thứ 20 của thai kỳ, lúc này tim thai đã phát triển tương đối hoàn thiện, nhịp tim đập mạnh và rõ ràng hơn do đó bác sĩ hoàn toàn có thể đánh giá được vị trí, kích thước và hình thái của tim thai dựa trên siêu âm.

Siêu âm tim thai giúp bác sĩ phát hiện những bất thường về tim của thai nhi

Siêu âm tim thai giúp bác sĩ phát hiện những bất thường về tim của thai nhi

2. Những đối tượng cần thực hiện siêu âm theo dõi tim thai

Để đảm bảo mọi đứa trẻ ra đời đều khỏe mạnh và mang lại tâm lý an tâm cho mẹ bầu thì các chuyên gia Sản khoa khuyên rằng tất cả các mẹ bầu đều có thể thực hiện siêu âm theo dõi tim thai.

Đặc biệt, với các trường hợp đặc biệt, các bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi như:

– Các mẹ bầu thai hiếm, thai được thực hiện bởi phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI) hoặc phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

– Trong quá trình mang thai, mẹ có sử dụng thuốc chống co giật, trầm cảm…

– Những lần siêu âm thai trước đó thai nhi có những dấu hiệu bất thường

– Tiền sử gia đình mắc bệnh tim bẩm sinh

– Mẹ bầu mắc các bệnh di truyền, tăng huyết áp, đái tháo đường

– Trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu mắc các bệnh: sởi, rubella, thủy đậu

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho những trường hợp có khả năng mắc bệnh tim bẩm sinh cao như:

– Thai nhi có nhịp tim thai không đều

– Bác sĩ nghi ngờ về hội chứng truyền máu song thai

– Kết quả siêu âm độ mờ gáy thai tăng trong 12 tuần đầu của thai kỳ

– Phù thai không do rõ nguyên nhân hoặc di truyền

– Phát hiện có bất thường nhiễm sắc thể.

Thông thường thời điểm để mẹ bầu thực hiện siêu âm 4D để theo dõi tim thai là khi thai nhi được 20-22 tuần. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của y học, mẹ bầu cũng có thể đi siêu âm tim thai vào tuần thứ 6-8 của thai kỳ để có thể phát hiện từ sớm những dấu hiệu bất thường về tim của thai nhi, đặc biệt là những trường hợp mẹ bầu có nguy cơ cao như đã nêu ở trên. Bên cạnh đó, để đảm bảo chắc chắn về sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần tuân thủ các lịch thăm khám và siêu âm thai theo chỉ định và lịch hẹn của bác sĩ.

Bác sĩ khuyến cáo tất cả các mẹ bầu đều nên thực hiện siêu âm khi bắt đầu có tim thai

Bác sĩ khuyến cáo tất cả các mẹ bầu đều nên thực hiện siêu âm khi bắt đầu có tim thai

3. Thời điểm mẹ bầu có thể tiến hành siêu âm tim thai

Tim thai được hình thành và bắt đầu hoạt động từ ngày thứ 22 sau khi thụ thai. Khi thai vào tuần thứ 6 hoặc thứ 7 của thai kỳ, tim thai xuất hiện. Tuy nhiên để đánh giá và chẩn đoán được những bất thường của tim thai chính xác và hiệu quả thì sẽ là tuần 22 đến tuần thứ 26 của thai kỳ. Đây là thời điểm tim thai đập mạnh, nhịp tim đập càng to thì chứng tỏ thai nhi càng phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Nhịp tim của thai nhi được đánh giá là khỏe mạnh dao động khoảng 120 -160 lần/phút. Nếu thai nhi đạp vào bụng và cử động mạnh có thể tăng đến 180 lần/phút. Nếu tim thai vượt mức 180 lần/phút thì mẹ bầu cần đến đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra, bởi đây là dấu hiệu bất thường có thể gây nguy hiểm tới thai nhi.

4. Những phương pháp siêu âm tim thai phổ biến

Sự phát triển của y học hiện đại đã cho ra đời nhiều loại hình siêu âm nhằm đáp ứng phù hợp với nhu cầu cũng như kinh tế của nhiều mẹ bầu. Những phương pháp siêu âm đánh giá tim thai phổ biến bao gồm:

– Phương pháp siêu âm 2D: Đây là loại siêu âm thông thường có thể chính xác việc mẹ bầu mang thai. Bên cạnh đó, phương pháp này còn đánh giá được vị trí của những dị tật bẩm sinh của thai từ khi còn nhỏ.

– Phương pháp siêu âm 3D: Siêu âm 3D là siêu âm 3 chiều, mẹ bầu có thể thấy được những hoạt động, cử động của thai nhi

– Phương pháp siêu âm 4D: Được phát triển từ công nghệ siêu âm 3D, siêu âm 4D cho phép bác sĩ có thể tái tạo nhiều chế độ xem cũng như các mặt cắt khác nhau, các bộ phận của thai nhi cũng hiện lên rõ ràng, sinh động, chân thực.

– Phương pháp siêu âm 5D: Đây được xem là công nghệ siêu âm hiện đại và tiên tiến hiện nay, siêu âm 5D cho hình ảnh sắc nét và trực quan về cấu trúc bên trong thai nhi, từ đó giúp bác sĩ có thể quan sát và đánh giá sự phát triển của thai, chẩn đoán một cách chính xác và sớm về các dị tật của thai nhi (tim thai, não bẩm sinh) ngay từ những tháng đầu của thai kỳ.

Siêu âm cho kết quả chính xác lên đến 99% và giúp phát hiện sớm những bệnh lý về tim sớm từ đó giúp bác sĩ đánh giá cũng như can thiệp kịp thời, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Các phương pháp siêu âm theo dõi tim thai phổ biến là 2D, 3D, 4D, 5D

Các phương pháp siêu âm theo dõi tim thai phổ biến là 2D, 3D, 4D, 5D

5. Những lưu ý khi siêu âm theo dõi tim thai mẹ chớ bỏ qua

5.1.Cách thực hiện siêu âm tim thai

Hiện nay có 2 hình thức được các bác sĩ thực hiện để siêu âm đánh giá theo dõi tim thai. Cách thực hiện như sau:

– Siêu âm bụng: Đây được xem là hình thức siêu âm phổ biến hiện nay để đánh giá tim thai. Bác sĩ sẽ bôi gel vào bụng mẹ, sau đó đặt đầu máy siêu âm di chuyển nhẹ nhàng lên bụng mẹ. Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng, không gây đau đớn và không ảnh hưởng đến thai nhi, thời gian thực hiện dao động từ 45-60 phút tùy thuộc vào mức độ phức tạp của tim thai và sự hiện đại của máy móc, cơ sở y tế mà mẹ lựa chọn thực hiện.

– Siêu âm đầu dò: Siêu này thường được áp dụng cho các mẹ bầu có nhu cầu biết sớm về tình trạng tim thai. Bác sĩ sẽ dùng đầu dò nhỏ và đưa vào âm đạo, tựa vào phía sau âm đạo, tiếp đến đầu dò sẽ chụp hình tim thai.

5.2. Những lợi ích của siêu âm tim thai với thai nhi

Sở dĩ siêu âm đánh giá tim thai được các bác sĩ khuyến cáo các mẹ bầu nên thực hiện bởi những lợi ích mà siêu âm mang lại như:

– Giúp theo dõi sự phát triển tim mạch của thai nhi từ khi còn nhỏ

– Phát hiện những bất thường về tim mạch

– Chẩn đoán chính xác và phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh từ đó có phương pháp chữa trị và xử lý kịp thời.

Thời điểm tốt nhất để siêu âm theo dõi tim thai là tuần 22 đến tuần thứ 26 của thai kỳ.

Thời điểm tốt để siêu âm theo dõi tim thai là tuần 22 đến tuần thứ 26 của thai kỳ.

Hành trình làm mẹ tuy ngọt ngào nhưng cũng đầy vất vả lo âu, để đảm bảo con yêu phát triển toàn diện, chào đời bình an khỏe mạnh, trong suốt thai kỳ mẹ bầu đừng quên tìm hiểu những kiến thức về thai sản cơ bản, đặc biệt là các mốc khám thai, siêu âm, xét nghiệm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital