Tất tần tật những thông tin về kính áp tròng ban đêm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Kính áp tròng ban đêm còn có tên gọi khác là kính ortho K, đây là phương pháp điều trị tật khúc xạ tạm thời rất hiệu quả và được đánh giá cao.
Để kiểm soát các tật khúc xạ như cận, viễn, loạn, biện pháp phổ biến nhất là đeo kính có gọng truyền thống hàng ngày. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật, tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng thực hiện. Chính vì vậy đeo kính ortho K là giải pháp khá hữu hiệu cho mọi vấn đề.

1.Khái niệm về kính áp tròng đêm

1.1. Kính áp tròng ban đêm là gì?

Kính áp tròng dùng ban đêm là phương pháp đối phó với các tật khúc xạ như cận thi, loạn, viễn và lão thị. Khi mắt có những vấn đề về trục nhãn cầu, thủy tinh thể hay giác mạc khiến cho ánh sáng khi đi qua mắt không được hội tụ tại đúng điểm trên võng mạc. Điều này khiến cho hình ảnh khi truyền lên não bị nhòe, mờ, không rõ nét, đây chính là các vấn đề về khúc xạ.

Những phương pháp điều trị khúc xạ hiện nay gồm có: đeo kính có gọng truyền thống, đeo kính áp tròng mềm (vào ban ngày), kính áp tròng cứng (vào ban đêm) hoặc phẫu thuật chữa tật khúc xạ (áp dụng với một số đối tượng nhất định).

1.2. Phương pháp othor K là gì?

Phương pháp đeo kính áp tròng ban đêm hay còn được gọi là ortho K là một cách để điều trị tật khúc xạ bằng kính áp tròng cứng, đeo vào ban đêm khi ngủ (thời gian đeo phải từ 6 đến 8 tiếng). Việc đeo kính sẽ làm cho giác mạc được định hình một cách tạm thời giúp cho giảm và khử tật khúc xạ, nhờ vậy khi ban ngày mắt có thể nhìn rõ ràng hơn mà không cần đeo bất kỳ một loại kính nào cả.

áp tròng ban đêm

Kính áp tròng cứng là giải pháp khá hiệu quả trong điều trị các tật khúc xạ

Đeo kính áp tròng đêm có thể sử dụng được cho cả trẻ em lẫn người trưởng thành. Đây được gọi là phương pháp điều trị tật khúc xạ tạm thời vì nếu ngưng sử dụng dù chỉ 1 ngày thì các vấn đề của tật khúc xạ sẽ quay trở lại ngay vào ngày hôm sau.

Đây là phương pháp điều trị các tật khúc xạ mắt rất an toàn, không phẫu thuật, không xâm lấn và có thể dừng điều trị bất kỳ lúc nào tùy theo nhu cầu của người bệnh.

Ngoài ra, kính áp tròng cứng còn có tính thấm khí khá cao, điều này giúp cho mắt được cung cấp đủ oxy giúp mắt khỏe mạnh hơn.

1.3. Những điểm cộng của kính áp tròng ban đêm

Sử dụng kính áp tròng cứng ban đêm có rất nhiều những ưu điểm vượt trội mà người dùng nên cân nhắc để sử dụng như:

– Không cần phải mang kính có gọng, không sợ mắt kính tiếp xúc với mặt gây hằn, dị ứng, vướng víu mà khả năng nhìn vẫn được cải thiện rõ rệt.

– Thời gian thị lực cải thiện rất ngắn, chỉ sau vài tuần là nhìn thấy rõ hiệu quả.

– Đem đến hiệu quả cao trong khi thao tác sử dụng lại rất đơn giản

– Mang đến cảm giác thuận tiện, thoải mái khi không cần đeo kính có gọng

– Cả đối tượng trẻ em và người lớn đều dùng được và có thể dừng sử dụng bất kể thời điểm nào.

– Thời gian sử dụng lâu dài với hiệu quả tối ưu, nhất là đối với những người làm trong những ngành nghề như công an, diễn viên, phi công…

– Lựa chọn tối ưu nhất cho những người không thích đeo kính có gọng và không muốn phẫu thuật mắt.

Với những ưu điểm kể trên, vậy phương pháp đeo kính áp tròng cứng liệu có thực sự an toàn không?

Câu trả lời là phương pháp này đã được chứng nhận đem lại hiệu quả và độ an toàn cao, không có xâm lấn nên có thể sử dụng được cho mọi độ tuổi khi có nhu cầu.

Chất liệu của kính áp tròng cứng là Hydrogen, loại chất liệu có tính thấm khí cao nên có khả năng cung cấp nhiều oxy cho mắt, giúp giác mạc mạnh khỏe hơn.

áp tròng ban đêm

Người dùng nên đi khám nếu cảm thấy mắt có vấn đề

Tuy nhiên, vẫn có những bệnh nhân khi sử dụng kính ortho k gặp một số vấn đề hạn chế. Nếu có, cần đi khám để được theo dõi và chỉ dẫn của bác sĩ.

1.4. Những đối tượng có thể sử dụng ortho K

Những trường hợp sau được khuyến nghị nên dùng kính áp tròng cứng vào ban đêm đó là:

– Bệnh nhân bị tật khúc xạ không kèm loạn từ 3 độ trở xuống

– Bệnh nhân có tật loạn thị nặng sẽ được thiết kế kính ortho k đặc biệt

– Người bệnh là trẻ em đang trong quá trình phát triển và bị tăng độ khúc xạ

– Trẻ em bị tật khúc xạ nhưng bị thị lực chỉnh kính thấp

– Những trường hợp bị khó đeo kính gọng đúng độ và bất đồng khúc xạ

– Trẻ em chưa đủ tuổi để phẫu thuật tật khúc xạ

– Những đối tượng thường xuyên vận động, đeo kính gọng sẽ làm ảnh hưởng đến công việc cuộc sống của họ.

Bên cạnh những đối tượng nên sử dụng kính áp tròng đêm, một số đối tượng sau không nên dùng kính ortho k như:

– Phần trước mắt bị gặp các vấn đề bệnh lý như viêm nhiễm

– Mắt bị khô và dễ kích ứng

1.5. Đeo kính trong thời gian bao lâu để đạt hiệu quả

Phương pháp đeo kính ortho K để điều trị cận thị không thể có hiệu quả ngay trong vài ngày đầu mà cần 1 khoảng thời gian thì mới có thể phát huy tác dụng. Tùy vào tình hình bệnh nhân bị tật khúc xạ nặng hay nhẹ và từng cơ địa riêng của mỗi bệnh nhân mà thời gian kính phát huy hiệu quả sẽ khác nhau. Thông thường sẽ mất từ 1 đến 4 tuần để mắt có thể nhìn thấy rõ ràng vào ban ngày. Cũng có trường hợp đạt hiệu quả sớm hơn nhưng nhìn chung muốn nhanh chóng có kết quả người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị bằng kính áp tròng cứng..

2. Cách cắt kính áp tròng ortho K

Quy trình bác sĩ khám và chỉ định bệnh nhân dùng kính ortho K đó là:

Đầu tiên bệnh nhân sẽ được đo bản đồ giác mạc bằng máy chuyên dụng nhãn khoa để đo các đường cong giác mạc. Thời gian đo diễn ra rất nhanh chóng, chỉ khoảng trên 1 phút sẽ cho ra kết quả chính xác về độ cong của giác mạc.

áp tròng ban đêm

Thời gian cắt kính rất nhanh chóng, không mất nhiều thời gian của người bệnh

Sau đó bác sĩ sẽ thao tác để có được những số liệu về kính của mỗi bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân khác nhau sẽ được đặt những kính ortho k khác nhau.

Cũng giống như đối với kính gọng truyền thống, kính ortho K cũng cần phải thử đi thử lại nhiều lần mới cho ra một cặp kính chuẩn xác và hiệu quả.

Những triệu chứng khi đeo kính áp tròng cứng mà người bệnh có thể gặp đó là:

– Chảy nhiều nước mắt

– Mắt bị nhạy cảm với ánh sáng và khô

– Mắt có nhiều ghèn, đỏ và cộm

Những triệu chứng trên có thể là tạm thời và sẽ khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên nếu có biểu hiện năng lên, bệnh nhân cần đi thăm khám để được điều trị và ngưng đeo kính.

Trên đây là tất cả những thông tin về kính áp tròng ban đêm, hi vọng sẽ có nhiều người cảm thấy hữu ích. Liên hệ để được thăm khám mắt và cắt kính ortho K.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital