Tăng huyết áp khi mang thai: tìm hiểu nguyên nhân tăng huyết áp

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tăng huyết áp khi mang thai là nguyên nhân của 25% trường hợp trẻ sinh non. Tăng huyết áp khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có tiền sản giật thai kỳ, đe dọa trực tiếp sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé.

HUYẾT ÁP BÀ BẦU BAO NHIÊU LÀ BÌNH THƯỜNG?

Huyết áp là áp lực đẩy tuần hoàn của máu trong các mạch máu được tạo ra khi trái tim co bóp đẩy máu theo nhịp tim.  Chỉ số huyết áp thay đổi từ mức cực tiểu (gọi là huyết áp tâm trương) đến cực đại (gọi là huyết áp tâm thu). Huyết áp được đo bằng đơn vị mmHg.

Tăng huyết áp khi mang thai là bệnh lý nhiều mẹ bầu gặp phải

Tăng huyết áp khi mang thai là bệnh lý nhiều mẹ bầu gặp phải

Một số chỉ số về huyết áp cần lưu ý:

  • Huyết áp bình thường: dưới 140/90
  • Tăng huyết áp nhẹ: 140/90 đến 149/99
  • Tăng huyết áp trung bình: 150/100 đến 159/109
  • Tăng huyết áp nặng: 160/110 hoặc cao hơn

Khi mang thai, cơ thể mẹ tăng sinh nhịp tim và tăng lượng máu để có thể nuôi thai nhi. Chính vì vậy, lượng mạch máu được tăng sinh và lưu lượng máu cũng đòi hỏi nhiều hơn tại một số bộ phận như tử cung, nhau thai, vú,…Chính vì vậy mà áp lực lên thành mạch cũng tăng lên nên thông thường huyết áp của mẹ sẽ tăng nhẹ. Tuy nhiên, huyết áp bình thường của mẹ bầu vẫn được khuyến cáo không vượt quá 140/90 mmHg. Nếu mẹ bầu gặp tình trạng tăng huyết áp sẽ dẫn tới nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

BÀ BẦU BỊ CAO HUYẾT ÁP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thông thường, việc tăng huyết áp ở mẹ mang thai thường diễn ra từ tuần thai 20. Khi xuất hiện dấu hiệu huyết áp tăng, mẹ bầu cần được theo dõi sát sao vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ và bé như:

Tiền sản giật:  Biến chứng tiền sản giật gây tổn hại nghiêm trọng các cơ quan khác như thận, não và tim, thậm chí gây tử vong

Hội chứng tan máu HELLP – HELLP. Tăng huyết áp khiến men gan cao  là viết tắt của tan máu, men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp. Tình trạng hiếm gặp này đi kèm với các triệu chứng khác, như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng trên. Khi có biểu hiện trên cần chăm sóc y tế ngay lập tức.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể gặp các biến chứng khác: thai nhi chậm phát triển, thai sinh non,…

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH CAO HUYẾT ÁP Ở BÀ BẦU

Mẹ bầu tăng cân nhanh có nguy cơ bị cao huyết áp

Mẹ bầu tăng cân nhanh có nguy cơ bị cao huyết áp

Tăng huyết áp khi mang thai xảy ra phổ biến từ tuần 20 của thai kỳ. Mẹ bầu có thể dễ dàng nhận ra huyết áp của mình đang tăng qua một loạt các biểu hiện như:

Phù:  Đây là triệu chứng xuất hiện sớm khi huyết áp tăng. Mẹ bầu có thể tự kiểm tra các vùng da mềm, ấn lõm và ít đàn hồi, triệu chứng này không giảm dù mẹ bầu đã nghỉ ngơi. Cần phân biệt phù do tăng huyết áp với phù sinh lý. Phù sinh lý thường xuất hiện ở mắt cá chân, bàn chân và giảm ngay khi mẹ bầu nằm gác chân lên cao.

Tăng cân nhanh: Tăng cân nhanh là có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp. Chức năng thận suy giảm sẽ khiến thể tích dịch cơ thể tăng lên. Vậy tăng cân trong thai kỳ như nào là hợp lý? Mẹ bầu có thể tham khảo một số thông tin dưới:

  • Mẹ bầu có cân nặng bình thường trước mang thai, trung bình mỗi tuần tăng 0,4kg, tổng cân tăng toàn thời gian là 11,3 – 16 kg
  • Mẹ bầu trước mang thai bị nhẹ cân thì trung bình mỗi tuần nên tăng 0,5kg, tổng cân tăng toàn thời gian là 12,7 – 18,3 kg
  • Nếu mẹ bầu trước mang thai bị thừa cân thì trung bình mỗi tuần nên tăng 0,3kg, tổng cân tăng toàn thời gian là 7 – 11,3 kg
  • Nếu mẹ bầu mang song thai thì tổng khối lượng tăng khoảng 16 – 20,5 kg

Tiền sản giật thai kỳ. Khi huyết áp tăng trên 140.90 mmHg kèm theo chỉ số đạm nước tiểu trên 300mg/24 giờ thì được gọi là tiền sản giật, chỉ số này sẽ được phát hiện trong quá trình xét nghiệm. Để phát hiện kịp thời, mẹ bầu cần đi khám định kỳ.

Tiền sản giật ở mức độ nặng: Xảy ra khi huyết áp quá cao, trên 160/110mmHg, lượng đạm trên 5g/24 giờ. Lúc này mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau bụng trên (thượng vị), suy thận và tăng men gan. Mẹ bầu phải được đi cấp cứu kịp thời để tránh biến chứng sản giật.

TIỀN SẢN GIẬT THAI KỲ

Huyết áp tăng cao gây ra những biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó chính là tiền sản giật thai kỳ.

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một trong các biến chứng  của việc tăng huyết áp khi mang thai, gây ảnh hưởng tất cả các cơ quan của mẹ bầu. Tiền sản giật bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể như: lượng tiểu cầu trong máu thấp, chức năng gan và chức năng thận suy giảm, thị lực rối loạn, có thể xuất hiện tràn dịch phổi, đau đầu chóng mặt và đặc biệt huyết áp tăng rất cao.

Thời điểm mẹ bầu dễ xuất hiện tiền sản giật?

Từ tuần 20 trở đi, huyết áp dễ thay đổi kéo theo hệ quả có thể xuất hiện tiền sản giật, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu xuất hiện trước tuần thứ 32 được gọi là tiền sản giật khởi phát sớm. Trong một số trường hợp đặc biệt, tiền sản giật lại xuất hiện vào hậu sinh sản.

Nguyên nhân gây tiền sản giật?

Mẹ bầu bị béo phì có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn bình thường

Mẹ bầu bị béo phì có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn bình thường

Nguyên nhân tiền sản giật chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên tiền sản giật thường xuất hiện ở mẹ bầu có tình trạng cao huyết áp. Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu, bao gồm:

  •        Mẹ bầu mang thai lần đầu
  •        Mẹ bầu có tiền sử bị tiền sản giật hoặc gia đình từng có người thân bị tiền sản giật
  •        Mẹ bầu có tiền sử hoặc cách bệnh lý nền về tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh tim, tiểu đường, hội chứng đông máu, Lupus và có tình trạng béo phì
  •        Mẹ bầu mang đa thai
  •        Mẹ bầu mang thai ngoài 40 tuổi
  •        Mẹ bầu mang thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Mang thai sau 40 tuổi làm gia tăng nguy cơ mắc tiền sản giật

Mang thai sau 40 tuổi làm gia tăng nguy cơ mắc tiền sản giật

Những nguy cơ xảy đến với mẹ và bé tiền sản giật?

Mẹ bầu bị tiền sản giật đều gây ra những nguy hiểm tiềm ẩn tới mẹ và bé.

Với thai nhi:  Trong thai kỳ xảy ra tiền sản giật, trẻ có thể bị sinh non, thiếu chất dinh dưỡng để phát triển đầy đủ, trẻ sinh ra có thể nhẹ cân và mắc những dị tật hay bệnh lý do biến chứng; một số trẻ sinh sớm có thể tử vong vì quá yếu.

Với mẹ bầu: Tiền sản giật làm gia tăng nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, suy thận, hội chứng HELLP và tăng tỷ lệ mắc ở các lần tiếp theo.

ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP KHI MANG THAI VÀ TIỀN SẢN GIẬT MỨC ĐỘ NHẸ NHƯ THẾ NÀO?

Trong trường hợp tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật ở mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể theo dõi ở viện hoặc ngoại trú theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu cần theo dõi số lần bé đạp và đo huyết áp tại nhà  và đến gặp bác sĩ kiểm tra ít nhất 1 lần 1 tuần.

Nếu ở tuần thai 37 thai nhi không khỏe bác sĩ sẽ chỉ định sinh hoặc có các biện pháp xử lý kịp thời. Trong trường hợp tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản nặng, thai phụ phải được chuyển ngay tới bệnh viện để theo dõi. Thông thường ở tuần thai thứ 34 nếu bé thể trạng ổn định sẽ được khuyến khích sinh ngay. Ngoài ra mẹ được kê thuốc hạ huyết áp và chống co giật và được chỉ định sinh luôn nếu có chuyển biến xấu.

LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA TIỀN SẢN GIẬT VÀ HUYẾT ÁP CAO KHI MANG THAI?

Để phòng ngừa tiền sản giật và cao huyết áp khi mang, mẹ bầu cần giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh béo phì, thừa cân, tăng cân đột ngột, tiểu đường thai kỳ,…. Bổ sung đầy đủ rau xanh, chất đạm, chất xơ, protein trong bữa ăn hàng ngày, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…

Dinh dưỡng khoa học là một cách phòng ngừa tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật

Dinh dưỡng khoa học là một cách phòng ngừa tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật

Dinh dưỡng khoa học là một cách phòng ngừa tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh: thể dục thường xuyên, không thức quá khuya, ngủ đủ giấc, tránh stress và căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ

Tuy chưa xác định chính xác nguyên nhân tiền sản giật, nhưng theo kết quả từ một số nghiên cứu nhỏ thì việc bổ sung đủ canxi trong quá trình mang thai có thể hạn chế được nguy cơ tiền sản giật.

Ngoài ra, mẹ bầu cần thăm khám định kỳ trong thai kỳ để phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn và có các hướng xử lý sớm và phù hợp.

Tin liên quan

  • Cho con bú khi mang thai có nguy hiểm không
  • Máu báo thai là gì, xuất hiện khi nào – Mẹ bầu đã biết
  • Thời gian thụ thai là bao nhiêu ngày

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital