Tầm soát ung thư vòm họng và những lưu ý cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Tầm soát ung thư vòm họng là “chìa khóa vàng” giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư và tăng hiệu quả điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất tần tật kiến thức mà bạn cần biết trước khi thực hiện sàng lọc.

1. Hiểu đúng về tầm soát ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một bệnh lý ung thư ác tính thường gặp ở vùng đầu – cổ. Ở bệnh nhân mắc ung thư vòm họng, các tế bào bất thường sẽ xuất hiện ở phần cao nhất của hầu họng, phía sau cánh mũi. Nếu không kịp thời xử trí, tình trạng này sẽ diễn tiến âm thầm và di căn tới các cơ quan khác nằm trong cơ thể, đặc biệt là phổi và gan.

Tầm soát phát hiện sớm ung thư vòm họng giúp loại bỏ nguy cơ đối diện "án tử"

Tầm soát phát hiện sớm ung thư vòm họng giúp loại bỏ nguy cơ đối diện “án tử”

Tầm soát ung thư vòm họng là tên gọi chung dùng để mô tả các xét nghiệm chuyên sâu, chẩn đoán chỉ điểm khối u nằm ở vòm họng. Đây là phương pháp kiểm tra nhằm sàng lọc các dấu hiệu bệnh lý, bao gồm tổn thương tiền ung thư và tế bào bất thường ngay từ giai đoạn khởi phát. Việc tầm soát sớm ngay cả khi chưa có bất kỳ triệu chứng nào giúp loại bỏ nguy cơ mắc bệnh, tăng hiệu quả điều trị trong trường hợp có bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Không ít trường hợp nhờ tầm soát kịp thời mà có hướng xử trí kịp thời và chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

2. Đối tượng nên khám sàng lọc sớm ung thư vòm họng

Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia y tế nhận định tầm soát ung thư là “chìa khóa vàng” giúp bạn loại bỏ nguy cơ đối diện với án tử mang tên ung thư vòm họng. Dựa vào kết quả chấn đoán và các chỉ số xét nghiệm, bác sĩ có thể dễ dàng  phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý bất thường ngay từ giai đoạn khởi phát, kể cả khi cơ thể của bạn vẫn đang khỏe mạnh. Như vậy, việc sàng lọc sớm ung thư vòm họng là vô cùng thiết yếu và được đánh giá là giải pháp tốt nhất hiện nay giúp ngăn ngừa căn bệnh ung thư.

Kiểm tra sàng lọc ung thư vòm họng phù hợp với mọi đối tượng người trưởng thành

Kiểm tra sàng lọc ung thư vòm họng phù hợp với mọi đối tượng người trưởng thành

Bất kỳ ai cũng có thể khám tầm soát dấu hiệu ung thư vòm họng ngay cả khi cơ thể chưa xuất hiện triệu chứng nào bất thường, cụ thể:

  • Cả nam và nữ ở độ tuổi trưởng thành, đặc biệt từ 30 – 50 tuổi
  • Người tiền sử gia đình từng mắc ung thư vòm họng
  • Đối tượng dưới 40 tuổi có lối sinh hoạt chưa lành mạnh, bao gồm: Hút thuốc lá, uống rượu nhiều, quan hệ tình dục không an toàn,…
  • Người được chẩn đoán mắc virus EBV là một trong những loại virus phổ biến nhất ở người.

Tuy nhiên, các trường hợp dưới đây được bác sĩ khuyến cáo nên tiến hành sàng lọc càng sớm càng tốt, tránh tình trạng bệnh diễn tiến âm thành và trở nặng:

  • Xuất hiện các cơn nhức đầu âm ỉ, nổi hạch ở vùng cổ
  • Kèm theo các triệu chứng: Ù tai, ho dai dẳng, nghẹt mũi, thậm chí chảy máu cam,…
  • Ảnh hưởng tới thị lực và chức năng hoạt động của tai – mũi – họng

Trên thực tế, ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng và rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh viêm họng thông thường. Điều này khiến không ít người bệnh chủ quan và thường bỏ qua dấu hiệu bệnh, khiến tình trạng biến chứng nặng thêm. Trường hợp phát hiện muộn, bệnh có xu hướng diễn tiến âm thầm, kéo theo nhiều biến chứng, làm giảm hiệu quả điều trị và gây tốn kém cho người bệnh. Nếu có điều kiện, hãy duy trì thói quen khám sức khỏe và tầm soát ung thư đều đặn 1 – 2 lần/năm để kịp thời kiểm soát tình trạng sức khỏe toàn thân, phòng ngừa rủi ro ngoài ý muốn.

Tầm soát ung thư định kỳ giúp bạn phòng ngừa rủi ro bệnh tật

Tầm soát ung thư định kỳ giúp bạn phòng ngừa rủi ro bệnh tật

3. Quy trình tầm soát phát hiện ung thư vòm họng bao gồm những gì? 

Với sự phát triển của y học hiện nay, có rất nhiều phương pháp chẩn đoán hỗ trợ sàng lọc ung thư vòm họng từ rất sớm. Tùy vào mục đích chỉ định, mỗi cơ sở y tế lại thiết kế những danh mục khám cùng với quy trình khác nhau. Dưới đây là các kỹ thuật phổ biến và đem lại hiệu quả cao trong quá trình sàng lọc ung thư vòm họng:

3.1. Thăm khám lâm sàng tổng quát

Đây là bước đầu tiên nằm trong bất kỳ quy trình tầm soát ung thư vòm họng nào. Trước khi bắt đầu thực hiện các xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng tổng quát và khai thác các thông tin: Tiền sử bệnh lý của bản thân, gia đình; Đơn thuốc đang sử dụng (nếu có); Thói quen sinh hoạt hàng ngày; Thể trạng sức khỏe cảm nhận được. Dựa vào đó, bác sĩ có thể phân tích các yếu tố dẫn tới nguy cơ mắc bệnh.

3.2. Xét nghiệm máu

Dựa vào các chỉ số thu được, kết hợp với chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, bác sĩ có thể xác định vị trí khối u. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng xét nghiệm máu không thể phát hiện ung thư vòm họng 100% do sự tương đồng, dẫn tới kết quả dương tính giả.

3.3. Nội soi tai – mũi – họng

Đây là cách nhanh nhất giúp bác sĩ phát hiện dấu hiệu như khối u bất thường khu trú ở các bộ phận tai – mũi – họng, dựa vào hình ảnh rõ nét thu được trên màn hình nội soi.

3.4. Chẩn đoán hình ảnh

Bao gồm siêu âm hạch vùng cổ, chụp cắt lớp vi tính MSCT, chụp cộng hưởng từ MRI: Đây đều là những kỹ thuật chấn đoán hình ảnh tiên tiến, giúp đánh giá chính xác về kích thước, cũng như độ lan rộng của khối u. Dựa vào tình trạng sức khỏe và mục đích thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp với từng người bệnh.

Có rất nhiều phương pháp chẩn doán sớm dấu hiệu tiền ung thư

Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán sớm dấu hiệu tiền ung thư

3.5. Sinh thiết

Trường hợp thăm khám và phát hiện khối u bất thường nằm ở vòm họng và nghi ngờ là bệnh lý ác tính thì bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết. Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nằm ở vị trí vòm họng và tiến hành xét nghiệm xem đây là tế bào lành tính hay ác tính.

Tại nhiều cơ sở y tế ứng dụng trang thiết bị y tế hiện đại như bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, quy trình tầm soát ung thư vòm họng có sự hỗ trợ tối ưu của hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, đem lại kết quả sàng lọc chính xác, đồng thời giúp người bệnh cảm thấy êm ái, thoải mái trong suốt quá trình bác sĩ thao tác.

4. Những lưu ý không nên bỏ qua trước khi sàng lọc ung thư vòm họng

Để thu được kết quả sàng lọc ung thư vòm họng chính xác, tránh sai lệch không đáng có, bạn không nên bỏ qua những lưu ý sau:

  • Thông báo đầy đủ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân và tiền sử bệnh gia đình. Tuyệt đối không giấu bệnh vì ung thu vòm họng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý mạn tính thông thường, nếu phát hiện muộn sẽ ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
  • Đừng lơ là việc chăm sóc sức khỏe định kỳ và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh ngay cả khi nhận được kết quả tầm soát âm tính. Bạn nên nhớ rằng, bệnh tật không chừa một ai và có thể bộc phát bất cứ lúc nào, vậy nên đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân mình.
  • Trường hợp nhận kết quả dương tính, bạn cần giữ bình tĩnh và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để kịp thời xử trí.
  • Đừng quên lựa chọn kỹ lưỡng địa chỉ thăm khám dựa trên các tiêu chí: Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị y tế tiên tiến, đội ngũ bác sĩ tận tâm, quy trình khám đầy đủ. Địa chỉ là yếu tố quan trọng quyết định kết quả thăm khám mà bạn nhận được, vì thế hãy dành thời gian tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định gửi trọn niềm tin sức khỏe.

Trên đây là những lưu ý quan trọng, giúp bạn hiểu đúng về tầm soát ung thư vòm họng. Để sở hữu cơ thể khỏe mạnh, hãy duy trì thói quen tầm soát định kỳ hàng năm, đồng thời xây dựng cho bản thân và gia đình lối sống lành mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital