Tầm soát ung thư thực quản và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng tỷ lệ mắc các bệnh ung thư về đường tiêu hóa tại Việt Nam, ung thư thực quản là căn bệnh nguy hiểm với số ca bệnh không ngừng tăng cao mỗi năm. Do đó, giải pháp tầm soát ung thư thực quản đang được quan tâm hơn nhằm giảm thiểu tình trạng này.

1. Vòng đời căn bệnh ung thư thực quản

1.1. Ung thư thực quản là gì?

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ, mỗi năm đất nước này ghi nhận khoảng 17.000 ca mắc mới và hơn 15.000 ca tử vong vì ung thư thực quản. Riêng tại Việt Nam, cứ 100.000 người thì có 9 nam và 2 nữ mắc bệnh. Đây cũng là loại ung thư xếp thứ 6 về khả năng gây tử vong tại Việt Nam. Với những con số này, hẳn ai cũng đặt câu hỏi: “Ung thư thực quản là bệnh gì mà đáng sợ như vậy?”

Thực quản là đoạn nối cổ họng với dạ dày. Ung thư thực quản được gọi tên khi các tế bào niêm mạc trong thực quản phát triển bất thường, sinh sôi nhanh chóng tạo thành khối u ác tính, xâm lấn các lớp cơ thực quản thông qua mạch máu và dần di căn qua các cơ quan khác như xương, gan, phổi. Cùng với ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, đây được gọi là nhóm bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu do thuốc lá, rượu bia nói riêng, đồ uống có cồn cùng đồ ăn dầu mỡ, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu khoa học nói chung.

Tầm soát ung thư thực quản như thế nào

Tầm soát ung thư thực quản như thế nào

1.2. Các giai đoạn phát triển của ung thư thực quản

Mỗi giai đoạn bệnh, cơ thể sẽ có các biểu hiện trong hoặc ngoài khác nhau, được tổng quát thành 4 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Các tế bào bắt đầu phân chia bất thường, tạo thành khối u trên lớp thành thực quản.

– Giai đoạn 2: Tế bào ung thư thông qua mạch máu hoặc hạch bạch huyết quanh thực quản, xâm lấn rộng hơn nhưng vẫn trong nội bộ thành thực quản.

– Giai đoạn 3: Ngoài việc tiếp tục xâm lấn thành thực quản, tế bào ung thư lấn dần sang các vùng bên cạnh với mức độ nghiêm trọng hơn.

– Giai đoạn 4: Tới giai đoạn này, các tế bào ung thư đã di căn tới các cơ quan khác như gan, não, phổi, xương, gây nguy hiểm tính mạng và khả năng tử vong rất cao.

2. Khi nào cần đi tầm soát ung thư thực quản và cần lưu ý gì?

2.1. Nên tầm soát ung thư thực quản khi nào?

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, mỗi người cần định kỳ đi khám sức khỏe – tầm soát ung thư 1-2 lần/năm. Kết thúc quá trình thăm khám, bạn nhận được kết quả đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe, hiệu suất hoạt động các cơ quan trong cơ thể, phát hiện các dấu hiệu bất thường và chẩn đoán bệnh lý, từ đó kịp thời điều trị bệnh hoặc được tư vấn để thay đổi các thói quen xấu nhằm cải thiện sức khỏe.

Tuy nhiên với căn bệnh ung thư thực quản, bạn cần đi sàng lọc ngay nếu có các biểu hiện sau:

– Nuốt nghẹn, đau khi nuốt thức ăn: Ở giai đoạn đầu của ung thư thực quản, người bệnh chỉ cảm thấy nuốt thức ăn khó khăn. Khi bệnh vào giai đoạn sau, cảm giác đau khi nuốt sẽ tăng dần lên tới khi nuốt thức ăn lỏng hay nước bọt cũng cảm thấy đau rát.

– Sút cân không lý do: Việc khó khăn khi nuốt thức ăn dẫn tới cơ thể suy kiệt nhanh chóng, cân nặng tụt giảm rõ rệt

– Đau họng, lưng, xương bả vai: Ung thư khiến thực quản hoạt động kém hiệu quả, trào ngược dịch dạ dày tới họng dẫn tới cảm giác đau rát. Những cơn đau lưng, bả vai là triệu chứng của việc ung thư thực quản đã thâm nhập tới các cơ quan khác.

Ho kéo dài, ho ra máu: Khi bệnh ung thư xâm lấn toàn bộ thực quản sẽ gây tới loét thực quản, hệ quả là những cơn ho ra máu dữ dội.

Nôn và buồn nôn: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh đã phát triển quá sâu, gây hẹp thực quản vì kích thước khối u tăng mạnh.

Các biểu hiện khác: Mệt mỏi, da sạm khô, nghẹt thở khi ăn,…

Nếu có một hoặc một vài những triệu chứng trên, bạn nên đi kiểm tra ngay, bởi tầm soát ung thư thực quản sớm ngay từ giai đoạn khởi phát giúp tăng khả năng chữa khỏi bệnh tới 70%, tăng thời hạn sống, tiết kiệm chi phí và hạn chế tối đa các hệ quả nghiêm trọng về sau.

Nuốt nghẹn có thể là triệu chứng của ung thư thực quản

Nuốt nghẹn có thể là triệu chứng của ung thư thực quản

2.2. Lưu ý khi lựa chọn dịch vụ tầm soát ung thư thực quản

Hiện nay, rất nhiều các bệnh viện, cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tầm soát ung thư thực quản. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về danh mục thăm khám hay trang thiết bị máy móc. Gói tầm soát ung thư sẽ bao gồm các nội dung khám sức khỏe tổng quát cùng các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu nhằm phát hiện khối u hoặc dấu hiệu phát triển bất thường của tế bào. Tùy thuộc vào đặc điểm thể chất của người bệnh mà bác sĩ chỉ định thực hiện các phương pháp chuyên biệt cho phù hợp, tuy nhiên thường bao gồm các kỹ thuật sau:

– Xét nghiệm chỉ điểm khối u: Bao gồm các xét nghiệm chuyên môn, thông qua nồng độ các chất trong máu như SCC, CA 72-4, CEA để sàng lọc và chẩn đoán ung thư thực quản.

– Chụp cắt lớp (CT Scanner): Bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ kiểm tra tình trạng khối u, tiến trình di căn và lây lan của tế bào ung thư nhằm đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

– Sinh thiết: Kỹ thuật này được áp dụng với bệnh nhân có bất thường ở vùng dạ dày. Cụ thể, bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu mô bệnh dưới kính hiển vi nhằm tầm soát sự biến đổi của mô và tiên lượng nguy cơ ung thư.

– Chụp X-quang: Toàn bộ khu vực ngực bụng của bệnh nhân sẽ được thể hiện thông qua kết quả hình ảnh này, nhờ đó các bất thường của cơ thể được thể hiện rõ nét và cho kết quả chẩn đoán với độ chính xác cao. Đây là biện pháp thường dùng khi bệnh nhân không thể nội soi.

– Nội soi thực quản: Nội soi là phương pháp cho kết quả sàng lọc ung thư thực quản chính xác cao nhất và được dùng phổ biến hiện nay. Bác sĩ sử dụng ống mềm có đèn nội soi qua đường mũi, miệng của bệnh nhân tới đường dẫn khí. Hình ảnh trả về trên máy soi sẽ giúp xác định được vị trí, kích cỡ khối u nhằm giúp bác sĩ đưa ra phương án chữa trị hợp lý.

Tầm soát ung thư thực quản là gì

Chụp CT Scanner trong tầm soát ung thư

Nếu bạn đang phân vân tìm kiếm địa chỉ thực hiện tầm soát ung thư thực quản uy tín thì một gợi ý dành cho bạn đó chính là Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn cùng trang thiết bị hiện đại và dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp, Thu Cúc TCI tự tin mang đến trải nghiệm thăm khám hoàn hảo nhất cho khách hàng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về việc tầm soát sàng lọc bệnh lý ung thư thực quản. Đừng quên chủ động thăm khám định kỳ hàng năm để kịp thời bảo vệ sức khỏe của bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital