Tầm soát ung thư phổi như thế nào và các phương pháp tầm soát hiện nay

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Mỗi năm ở nước ta có khoảng 20.000 ca mắc ung thư và có tới hơn 17.000 người tử vong vì ung thư phổi. Đáng nói, căn bệnh này ngày càng gia tăng nhanh chóng và có dấu hiệu trẻ hóa. Để phòng tránh ung thư phổi thì tầm soát ung thư phổi được coi là phương pháp khá hiệu quả. Vậy tầm soát ung thư phổi như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

1. Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi còn có tên gọi khác là ung thư phế quản. Đây là căn bệnh ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế nang. Ở nước ta, ung thư phổi đang đứng thứ 2 trong số 10 loại ung thư phổ biến nhất hiện nay ở nam giới (chỉ xếp sau ung thư gan). Dựa vào kiểm tra bằng kính hiển vi sẽ cho thấy ung thư phổi được chia thành 2 loại bao gồm: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

Phương pháp tầm soát ung thư phổi như thế nào?

Mỗi năm ở nước ta có khoảng 20.000 mắc ung thư và có tới hơn 17.000 người tử vong vì ung thư phổi

1.1 Nguyên nhân gây ung thư phổi

Một số nguyên nhân gây ung thư phổi bao gồm:

  • Hút thuốc lá: Có đến 90% bệnh nhân hút thuốc lá bị ung thư phổi
  • Môi trường sống: Một số các nhân từ môi trường như khói bụi, người làm việc trong môi trường luyện thép, niken, crom hoặc là khí than trong thời gian dài sẽ dễ mắc ung thư phổi hơn.
  • Tiếp xúc với tia phóng xạ: Đây là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý ung thư khác nhau, trong đó có ung thư phổi.
  • Lạm dụng rượu bia: Uống quá nhiều chất kích thích cũng là một trong những yếu tố giúp các tế bào bất thường của phổi phát triển.
  • Nhiễm HIV: Các bệnh nhân nhiễm HIV có tỉ lệ mắc ung thư phổi cao hơn hẳn so với người không nhiễm bệnh
  • Do di truyền: Yếu tố này vẫn đang được nghiên cứu nhưng có nhiều người cho rằng di truyền chính là yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ và tiên lượng bệnh ung thư phổi.

1.2 Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi

Một số dấu hiệu ung thư phổi thường gặp bao gồm:

  • Ho nhiều, khó thở, ho ra máu
  • Đau tay, vai và các ngón tay
  • Sút cân
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng
  • Bất thường ở mô vú (thường gặp ở nam giới)
Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi

Ho nhiều, khó thở, ho ra máu là những dấu hiệu quả ung thư phổi

2. Các phương pháp tầm soát ung thư phổi

2.1 Xét nghiệm trong tầm soát ung thư phổi như thế nào?

Các xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư phổi

Hiện tại có một số xét nghiệm giúp tìm dấu ấn ung thư phổi như: Cyfra 21-1, NSE, ProGRP

  • Cyfra 21 -1: Có tác dụng hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán chính xác ung thư phổi không tế bào nhỏ.
  • Xét nghiệm NSE: 72% bệnh nhân bị ung thư phổi tế bào nhỏ có mức độ NSE huyết thanh tăng >25 ng/mL. Tuy nhiên các thể ung thư phổi khác chỉ cho thấy tăng khoảng 8%.
  • Xét nghiệm ProGRP: Xét nghiệm này được thực hiện đối với trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ hoặc cần phân biệt ung thư này với ung thư phổi khác khi bệnh nhân không thể thực hiện sinh thiết khối u.

Toàn bộ các xét nghiệm này sẽ được thực hiện qua hình thức xét nghiệm máu. Người tham gia tầm soát ung thư phổi sẽ được bác sĩ lấy mẫu máu sau đó đem đi xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá các chỉ số.

Xét nghiệm mô bệnh học

Xét nghiệm mô bệnh học là việc dùng kính hiển vi để thực hiện xác định dấu hiệu của bệnh. Xét nghiệm này chính là công tác kiểm tra mẫu sinh thiết hoặc tiêu bản phẫu thuật do một bác sĩ của giải phẫu bệnh học thực hiện.

Xét nghiệm tế bào học

Xét nghiệm tế bào học nhằm khảo sát các tế bào rời hoặc một cụm tế bào có lẫn trong dịch lỏng có thể quan sát thấy trên kính hiển vi.

Chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư phổi như thế nào?

Xét nghiệm tế bào học là một trong những phương pháp ứng dụng trong tầm soát ung thư phổi

2.2 Chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư phổi như thế nào?

Chụp cắt lớp vi tính

Đây là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn có sử dụng kết hợp giữa X-Quang và máy tính để có thể thu được hình ảnh cả chiều ngang và chiều dọc của cơ thể. Kỹ thuật chụp CT cho ra hình ảnh chi tiết của các bộ phận trong cơ thể bao gồm xương, cơ khớp,…

Chụp X-Quang phổi

Phương pháp này giúp các bác sĩ phát hiện những đám mờ, hình ảnh tràn dịch màng phổi, xác định vị trí, kích thước và hình thái của phổi khi bị tổn thương. Để thực hiện phương pháp này, người chụp cần thực hiện theo hướng dẫn của kỹ thuật viên. Đầu tiên là di chuyển vào phòng chụp X-Quang, sau đó kỹ thuật viên sẽ để bạn đứng cạnh một tấm chứa phim bên trong (một đầu thu đặc biệt) có thể ghi lại hình ảnh vào máy tính. Sau đó người chụp chỉ cần nín thở trong vài giây để tăng độ nét của hình ảnh.

Nội soi phế quản

Đây là phương pháp sử dụng một ống soi mềm có gắn camera và đèn chiếu sáng ở đầu và đưa qua đường hô hấp của người bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ trực tiếp quan sát được những cấu trúc đường hô hấp phía bên trong của người bệnh. Các bác sĩ sẽ đưa kẹp qua ống soi phế quản và lấy ra mẫu mô nhỏ từ phổi của bệnh nhân để làm sinh thiết.

Trước khi thực hiện phương pháp này bệnh nhân sẽ được bác sĩ gắn dây oxy để trợ thở và được theo dõi huyết áp, tim mạch trong suốt quá trình nội soi. Toàn bộ quá trình này sẽ kéo dài khoảng 15 phút.

Siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng là phương pháp thăm khám, kiểm tra và đánh giá những tổn thương ở ổ bụng. Phương pháp này cũng giúp các bác sĩ kiểm tra và đánh giá khoang màng phổi. Để có kết quả tốt nhất thì trước khi siêu âm khoảng 30 – 60 phút bạn nên uống thật nhiều nước và nhịn tiểu.

Siêu âm ổ bụng là danh mục cần thiết khi tầm soát ung thư phổi

Siêu âm ổ bụng là phương pháp thăm khám, kiểm tra và đánh giá những tổn thương ở ổ bụng

3. Lưu ý khi tầm soát ung thư phổi

Khi tham gia tầm soát ung thư phổi bạn cần chú ý đến một số điều sau:

  • Nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng nếu thực hiện xét nghiệm máu
  • Nên tìm hiểu đầy đủ về quy trình thăm khám để không bị bỡ ngỡ
  • Mặc đồ rộng rãi để thăm khám được thuận lợi nhất
  • Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám
  • Liên hệ với đội ngũ nhân viên y tế trước để được dặn dò trước khi thăm khám
  • Đặt lịch trước với cơ sở y tế để chủ động trong thời gian thăm khám
  • Tầm soát ung thư phổi định kỳ

Ngoài việc tầm soát ung thư phổi hàng năm, để bảo vệ sức khỏe của chính mình bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao và đặc biệt là không sử dụng thuốc lá. Hy vọng bài viết trên đây hữu ích đối với bạn, chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital