Tầm soát ung thư nội mạc tử cung: nguyên nhân, cách phòng tránh

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ung thư nội mạc tử cung thường được phát hiện ở giai đoạn đầu vì nó gây ra chảy máu âm đạo bất thường. Nếu tầm soát ung thư nội mạc tử cung sớm thì có thể chữa khỏi.

1. Hiểu về ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư bắt đầu từ trong tử cung. Tử cung là cơ quan vùng chậu rỗng, hình quả lê, là nơi nuôi dưỡng sự phát triển của thai nhi.

Ung thư nội mạc tử cung hình bắt đầu từ lớp tế bào hình thành lớp lót của tử cung – còn được gọi là nội mạc tử cung. Các loại ung thư khác có thể hình thành trong tử cung, nhưng chúng ít phổ biến hơn nhiều so với ung thư nội mạc tử cung.

sàng lọc ung thư tử cung

Hình ảnh nội mạc cổ tử cung bị tổn thương.

2. Các triệu chứng gây ra

Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất là chảy máu bất thường. Nếu ra máu kèm them khí hư nhiều, chị em cần đi khám ngay.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng:

– Dịch âm đạo chảy bất thường, có mùi và màu sắc

– Đau khi đi tiểu hoặc sau khi sinh hoạt vợ chồng

– Đau vùng xương chậu

– Chảy máu âm đạo bất thường sau khi đã mãn kinh

3. Nguyên nhân gây bệnh

Phụ nữ có thể bị bệnh do sự thay đổi trong cơ thể dẫn đến những thay đổi (đột biến) trong DNA của các tế bào nội mạc tử cung – lớp niêm mạc của tử cung.

Đột biến các tế bào khỏe mạnh thành các tế bào bất thường. Các tế bào khỏe mạnh phát triển và nhân lên, cuối cùng sẽ chết vào một thời điểm nhất định. Các tế bào bất thường phát triển và nhân lên ngoài tầm kiểm soát và không chết vào thời điểm nhất định. Các tế bào bất thường tích tụ tạo thành một khối u ác tính (ung thư). Tế bào u ác tính xâm lấn các mô lân cận và tách khỏi khối u ban đầu để lan ra nơi khác trong cơ thể (gọi là di căn)

ung thư nội mạc tử cung

Các tế bào bất thường phát triển ngoài tầm kiểm soát sẽ gây hại cho cơ thể.

4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh về nội mạc tử cung

4.1. Thay đổi cân bằng của nội tiết tố nữ trong cơ thể

Buồng trứng tạo ra hai nội tiết tố chính: estrogen và progesterone. Sự dao động của các hormone này gây ra thay đổi trong nội mạc tử cung.

Một căn bệnh hoặc tình trạng làm tăng lượng estrogen, nhưng không làm tăng mức progesterone trong cơ thể bạn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Dùng hormone sau khi mãn kinh có chứa estrogen nhưng không chứa progesterone sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

4.2. Thời gian có kinh

Bắt đầu có kinh ở độ tuổi sớm – trước 12 tuổi – hoặc mãn kinh muộn sẽ làm tăng nguy cơ. Bạn càng có nhiều kỳ kinh, nội mạc tử cung càng phải tiếp xúc nhiều hơn với estrogen.

4.3. Chưa từng mang thai

Nếu bạn chưa từng mang thai, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người đã từng mang thai ít nhất một lần.

4.4. Tuổi già

Khi tuổi cao, phụ nữ có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung cao hơn. Bệnh thường xảy ra sau khi mãn kinh.

4.5. Béo phì

Khi chị em bị béo phì, lượng mỡ thừa trong cơ thể làm thay đổi sự cân bằng hormone của bạn.

4.6. Liệu pháp hormone dùng trong điều trị ung thư vú

Dùng thuốc tamoxifen cho bệnh ung thư vú có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung. Nếu bạn đang dùng tamoxifen, hãy trao đổi với bác sĩ về nguy cơ này. Tuy nhiên nhìn chung, lợi ích của tamoxifen nhiều hơn nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

4.7. Hội chứng Lynch ung thư ruột kết di truyền

Hội chứng Lynch (HNPCC), là một hội chứng làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột kết và một số bệnh ung thư khác, bao gồm cả ung thư nội mạc tử cung. Hội chứng Lynch xảy ra do đột biến gen truyền từ cha mẹ sang con cái. Nếu một thành viên trong gia đình được chẩn đoán mắc hội chứng này, hãy thảo luận với bác sĩ về nguy cơ mắc hội chứng di truyền. Nếu được chẩn đoán mắc hội chứng Lynch, hãy hỏi bác sĩ về xét nghiệm tầm soát ung thư nội mạc tử cung.

tầm soát ung thư nội mạc tử cung

Hãy chuẩn bị các vấn đề cần hỏi trước khi vào gặp bác sĩ để được giải đáp hết các thắc mắc.

5. Làm gì để phòng tránh ung thư nội mạc tử cung?

Để giảm nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung, bạn có thể:

– Nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro của liệu pháp hormone sau mãn kinh: Nếu bạn đang cân nhắc dùng liệu pháp thay thể hormone giúp kiểm soát các triệu chứng mãn kinh, hãy hỏi bác sĩ về rủi ro và lợi ích. Trừ khi chị em đã cắt bỏ tử cung, việc thay thế estrogen đơn thuần sau mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Dùng estrogen song song, kết hợp với progestin có thể làm giảm nguy cơ này.

– Cân nhắc việc uống thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai trong ít nhất 1 năm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Việc giảm nguy cơ này sẽ kéo dài vài năm sau khi bạn ngừng uống thuốc. Tuy nhiên, thuốc tránh thai có tác dụng phụ, bởi vậy hãy hỏi kỹ ý kiến bác sĩ.

– Duy trì cân nặng hợp lý: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Vì vậy, hãy có gắng giữ cân nặng phù hợp. Nếu cần giảm cân, hãy tăng cường hoạt động thể chất và giảm lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Tầm soát ung thư nội mạc tử cung: khám sàng lọc định kỳ luôn là phương pháp hàng đầu, được các chuyên gia đề xuất để kiểm soát nguy cơ mắc tất cả các bệnh ung thư. Nếu có thể, hãy đều đặn đi khám sàng lọc. Việc phát hiện từ giai đoạn sớm giúp việc điều trị và phục hồi đơn giản, nhanh chóng hơn rất nhiều.

Để đăng ký khám sàng lọc nội mạc tử cung và các bệnh phụ khoa khác, khách hàng vui lòng liên hệ số tổng đài để được tư vấn miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital