Tầm soát ung thư đại trực tràng – Vấn đề không của riêng ai

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Theo Globocan – tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 về mức độ nguy hiểm trong các loại ung thư. Vì vậy, tầm soát ung thư đại trực tràng để kịp thời phát hiện và điều trị sớm là vấn đề vô cùng cấp thiết.

1. 04 lý do trả lời cho vấn đề “Vì sao nên đi tầm soát ung thư đại trực tràng?”

1.1. Ung thư đại trực tràng ngày càng phổ biến và trẻ hóa

Là loại bệnh phổ biến nhất trong các loại ung thư đường tiêu hóa, ung thư đại trực tràng là thủ phạm của hơn 14.000 ca mắc mới và 7.500 ca tử vong tại Việt Nam mỗi năm. Độ tuổi người mắc bệnh ngày càng đa dạng hơn, từ dưới 20 tuổi, 30 – 40 tuổi tới ngoài 50 tuổi. Dự kiến tới năm 2025, căn bệnh này sẽ vươn lên đứng thứ hai ở nam giới và thứ tư ở nữ giới về độ phổ biến.

Tầm soát ung thư đại trực tràng là vấn đề không của riêng ai

Ung thư đại trực tràng ngày càng phổ biến và trẻ hóa

Ung thư đại trực tràng liên quan trực tiếp tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Thực tế hiện nay với sức ép từ tự nhiên như môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn,…; sức ép từ nhân tạo như căng thẳng công việc, chủ quan với sức khỏe,… dẫn tới các triệu chứng bệnh lý về tiêu hóa ngày càng tăng cao, nghiêm trọng hơn là các dấu hiệu của ung thư đường tiêu hóa, trong đó có ung thư đại trực tràng. Do vậy, việc thực hiện tầm soát và sàng lọc sớm giúp triệt tiêu các mầm mống tiềm ẩn ung thư, chữa trị kịp thời các bệnh về đường tiêu hóa.

1.2. Chủ động phát hiện sớm, ngăn chặn triệu chứng bệnh

Ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu thường có biểu hiện không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, táo bón… Các triệu chứng này ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống cũng như công việc thường nhật của bệnh nhân. Khi các polyp xuất hiện và phát triển làm tổn thương vùng đại trực tràng, dần dần di căn tới các tạng, phá hủy chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Vì vậy, việc tầm soát ngay từ những dấu hiệu bệnh lý ban đầu giúp ngăn chặn ngay quá trình phát triển và di căn của khối u, chữa trị kịp thời và trả lại cuộc sống ổn định cho người bệnh.

Tầm soát ung thư đại trực tràng có cần thiết không

Hình ảnh ung thư đại trực tràng

1.3. Tăng tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn, hạn chế hậu quả về sau

Các y bác sĩ khẳng định, ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện và chữa trị sớm, có thể nâng cao tỉ lệ chữa khỏi đến 90%. Ngược lại, việc phát hiện muộn khi khối u đã phát triển hoặc di căn khiến việc điều trị trở nên nan giải, tuổi thọ người bệnh và tỷ lệ sống trên 10 năm giảm mạnh, chỉ khoảng 10%. Hơn nữa, khi chữa trị quá muộn, các cơ quan tiêu hóa đã bị tổn thương, việc phục hồi sau này rất khó khăn, bệnh nhân sẽ phải sống cùng các tổn thương tạng cả đời. Vì vậy, tầm soát để điều trị ung thư đại trực tràng kịp thời là vô cùng cần thiết.

1.4. Tiết kiệm chi phí chữa bệnh

Không hề khoa trương khi người ta vẫn nói “chiếc giường đắt nhất là giường bệnh”. Không có một bệnh ung thư nào được phát hiện muộn có chi phí điều trị thấp. Nhưng chỉ 1-2 lần/năm tầm soát để phát hiện và chữa trị bệnh sớm sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với những tốn kém về tiền bạc, thời gian và cả công việc dang dở khi chúng ta đối mặt với bệnh tật.

Tầm soát ung thư đại trực tràng là gì

Các polyp xuất hiện là nguy cơ dẫn tới ung thư đại trực tràng

2. Khi nào cần đi tầm soát ung thư đại trực tràng?

Tương tự như các loại bệnh ung thư khác, ung thư đại trực tràng dễ mắc với một số đối tượng có nguy cơ như:

  • Người trên 50 tuổi
  • Người có tiền sử bệnh lý bản thân hoặc người thân trong gia đình mắc các bệnh liên quan tới đường ruột, xuất hiện các polyp đại tràng, trực tràng hoặc ung thư tiêu hóa
  • Người có lối sống và sinh hoạt không lành mạnh, nghiện rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích, ăn uống không vệ sinh, thiếu khoa học
  • Người mắc các bệnh về tiêu hóa mãn tính

Tầm soát ung thư đại trực tràng ở đâu

Rối loạn tiêu hóa lâu dài có thể là biểu hiện của ung thư đại trực tràng

Những đối tượng trên cần chú ý sức khỏe và đi tầm soát ung thư định kỳ 1-2 lần/năm. Đặc biệt đối với những người có những biểu hiện sau, cần đi kiểm tra và tầm soát càng sớm càng tốt:

  • Rối loạn đường tiêu hóa: Việc đường tiêu hóa bị rối loạn kéo dài, không rõ nguyên nhân kèm theo các triệu chứng như chậm tiêu, đi ngoài, đầy bụng, đau bụng trường kỳ có thể là biểu hiện của ung thư đại trực tràng
  • Các dấu hiệu bất thường trong phân: Táo bón hoặc phân lỏng kéo dài, có máu trong phân, đi ngoài phân nhỏ… chứng tỏ chất thải đang gặp các vật cản trong đường tiêu hóa. Những vật cản đó có thể là khối u đang hình thành và phát triển
  • Sụt cân, chán ăn, mệt mỏi không lý do
  • Sờ thấy u hạch ở nhiều nơi: Rất có thể, đây là biểu hiện di căn của các khối u

3. Những phương pháp thường dùng trong tầm soát ung thư đại trực tràng

Tầm soát ung thư đại trực tràng như thế nào

Các dấu hiệu bất thường trong phân có thể là do các khối u đang phát triển

Khi tầm soát sàng lọc ung thư đại trực tràng, bệnh nhân cần thực hiện một loạt các danh mục thăm khám từ tổng quát tới chi tiết, vừa giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, vừa có cơ sở để chỉ định thực hiện những phương pháp chuyên sâu nhằm phát hiện ra bệnh ngay cả khi bệnh mới ở giai đoạn đầu. Một số phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng phổ biến được sử dụng có thể kể tới:

Nội soi đại trực tràng

Đây là phương pháp phổ biến nhất giúp phát hiện sớm ung thư đại trực tràng. Thông qua việc dùng ống nội soi có gắn camera đưa từ hậu môn lên trực tràng, kết quả hiển thị trên màn hình giúp bác sĩ quan sát được mặt trong của hậu môn, trực tràng, đại trực tràng, phát hiện các bất thường, tổn thương bên trong, sau đó sinh thiết bệnh phẩm nhằm chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Quá trình nội soi thường mất từ 10-30p, đôi khi gây cho bệnh nhân cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Để khắc phục vấn đề này, một số bệnh viện tiên tiến đã áp dụng các máy móc, phương pháp hiện đại như dùng ống nội soi sinh thiết mềm kích thước nhỏ giúp bệnh nhân thoải mái, dễ chịu hơn.

Phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng

Tầm soát sớm ung thư đại trực tràng 1-2 lần/năm giúp chặn đứng nguy cơ gây bệnh

Xét nghiệm máu tiềm ẩn trong phân

Máu xuất hiện trong phân có thể là biểu hiện của việc trực tràng và đại tràng bị tổn thương, là nguy cơ gây ra ung thư. Việc xét nghiệm máu trong lượng phân nhỏ giúp tầm soát, sàng lọc các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa để kịp thời chữa trị hoặc chỉ định các biện pháp kỹ thuật tiếp theo nếu có nghi ngờ ung thư.

Chụp X – quang

Chẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp chụp X – quang giúp bác sĩ phát hiện sự tồn tại, tiên lượng, tiến trình phát triển của bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa đau đớn, nâng cao tỷ lệ chữa trị thành công cho bệnh nhân.

Siêu âm, chụp CT/MRI

Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) là những kỹ thuật cho phép thăm dò các bộ phận cơ thể. Với đại trực tràng, các phương pháp này nhằm mục đích xác định vị trí, kích thước các polyp và hiện trạng di căn của chúng (nếu có). Những kết quả này hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh dứt điểm.

Ung thư đại trực tràng ẩn chứa nhiều hiểm họa nếu chúng ta không biết quan tâm sức khỏe đúng cách và tầm soát thường xuyên. Mong rằng qua bài viết, mỗi người chúng ta có thể bớt chút chủ quan, biết quan tâm sức khỏe bản thân để tránh xa án tử của thế giới.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital