Tầm soát ung thư đại tràng và những vấn đề dễ gây hiểu lầm

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Là loại ung thư đường tiêu hóa nguy hiểm thứ 4 trên thế giới, nhưng ung thư đại tràng có tỷ lệ chữa khỏi tới 90% nếu được tầm soát và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ hiểu biết về tầm soát ung thư đại tràng.

1. Phân biệt bệnh trĩ và ung thư đại tràng

Đều là những bệnh xuất phát từ khu vực trực tràng – hậu môn, tuy nhiên trĩ và ung thư đại tràng hoàn toàn khác nhau cả về bản chất, nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nguy hiểm. Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn về hai căn bệnh này. Để phân biệt rõ ràng, bạn cần làm rõ các khía cạnh sau:

1.1. Nguyên nhân gây bệnh trĩ và K đại tràng

Trĩ là bệnh do sự giãn nở quá mức của đám rối tĩnh mạch trĩ trong thời gian dài gây nên. Chúng hình thành các búi trĩ nằm trên đường lược trong trực tràng, lớn dần theo thời gian và sa ra ngoài hậu môn khi bệnh nhân đại tiện, từ đó gây nên bệnh trĩ.

Ung thư đại tràng là bệnh bắt nguồn từ ruột già, do các tế bào phát triển bất thường một cách quá mức, tạo thành khối u trong khu vực đại tràng, dần xâm lấn và di căn sang các khu vực khác.

Tầm soát ung thư đại tràng như thế nào

Hình ảnh mô phỏng bệnh trĩ

1.2. Biểu hiện

Tuy có chung dấu hiệu đi ngoài ra máu, nhưng nếu quan sát kỹ, người bệnh có thể phân biệt được trĩ và K đại tràng qua những triệu chứng:

Đi ngoài ra máu ở bệnh trĩ:

  • Máu giàu oxy màu đỏ tươi
  • Máu chảy theo phân, không lẫn vào phân khi bệnh nhân đi cầu
  • Số lượng máu và tần suất chảy máu thay đổi theo từng giai đoạn của bệnh. Bệnh nhân càng ở giai đoạn sau, máu càng chảy nhiều

Ngoài ra một số biểu hiện khác của trĩ như:

  • Khi bệnh nhân đi cầu có khối lồi ra ngoài hậu môn
  • Cảm giác sưng, đau, ngứa vùng hậu môn
  • Thiếu máu gây suy nhược cơ thể, vàng da,…

Đi ngoài ra máu ở K đại tràng:

  • Máu đỏ thẫm, có dịch nhớt, bị lẫn vào trong phân
  • Máu chảy không đều cả về số lượng và tần suất
    Tầm soát K đại tràng có đau không

    Tầm soát K đại tràng có đau không

      Hình ảnh ung thư đại tràng

Các dấu hiệu khác của K đại tràng gồm:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy, táo bón xen kẽ nhau và thường xuyên
  • Sút cân nhanh chóng không lý do
  • Rối loạn hệ tiêu hóa

1.3. Đối tượng mắc bệnh

Đối với trĩ, bệnh xảy ra ở mọi đối tượng, chủ yếu trong độ tuổi 30-67 tuổi, với người làm công việc ngồi nhiều và liên tục; người bị táo bón kinh niên; phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh.

Với K đại tràng, độ tuổi từ 40-55 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả, đặc biệt với người có tiền sử bệnh lý bản thân hay người thân gia đình về đại tràng, có polyp đại tràng trước đó.

Để biết rõ tình trạng bệnh lý, khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu trên, bạn cần tới kiểm tra tại cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Qúa trình tầm soát ung thư đại tràng

Đau bụng kéo dài có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng

2. Tầm soát ung thư đại tràng có thực sự cần thiết?

2.1. Ung thư đại tràng – Bệnh ung thư đường tiêu hóa nguy hiểm thứ hai tại Việt Nam

Là bệnh lý phổ biến dễ mắc, ung thư đại tràng đứng thứ 2 chỉ sau K dạ dày về độ nguy hiểm của ung thư đường tiêu hóa, đứng thứ 5 trong các bệnh ung thư nói chung tại Việt Nam. Theo thống kê, căn bệnh này chủ yếu gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên, bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa và gia tăng ở nhóm tuổi từ 20 tới 49 tuổi. K đại tràng có mức độ ác tính cao, phát hiện muộn, khó điều trị và tỉ lệ tử vong cao. Nguyên nhân tử vong chủ yếu là do phát hiện bệnh quá muộn. Trường hợp bệnh được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể được chữa khỏi với tỷ lệ sống trên 5 năm đạt 80-90%. Bệnh càng phát hiện muộn, khả năng điều trị và tuổi thọ của bệnh nhân càng giảm thấp. Trường hợp bệnh đã di căn, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân chỉ còn dưới 10%.

Do vậy, việc tầm soát để phát hiện và xử lý sớm ung thư đại tràng là hoàn toàn cần thiết. Đặc biệt với người có nguy cơ cao mắc bệnh cần có lịch khám – sàng lọc ung thư định kỳ 1-2 lần/năm.

2.2. Ung thư đại tràng – Ngoại lệ ung thư mang tính di truyền

Tầm soát sớm K đại tràng ở đâu

K đại tràng là loại ung thư mang tính di truyền

Theo nghiên cứu, yếu tố gây gia tăng và trẻ hóa ung thư đại tràng do di truyền chiếm 5%. Di truyền K đại tràng qua gene chủ yếu với hai hội chứng hay gặp gồm:

  • Hội chứng di truyền không polyp (2-4%): Do di truyền khiếm khuyết hoặc đột biến gen MNH1 hoặc MSH2
  • Hội chứng đa polyp (1%) có tính chất gia đình, di truyền từ bố mẹ sang con do đột biến gen APC

Với trường hợp K đại tràng di truyền gia đình, chỉ một thành viên mắc hội chứng đa polyp thì hầu hết cả gia đình có nguy cơ mắc bệnh. Do vậy nếu một người có chẩn đoán mắc ung thư đại tràng, thì cả nhà nên đi tầm soát sớm để phòng ngừa và điều trị kịp thời. Với những người có dấu hiệu về đường tiêu hóa cần đi tầm soát ung thư định kỳ, tránh để lại hậu quả về sau cho bản thân và gia đình.

3. Những phương pháp tầm soát ung thư đại tràng

Tầm soát ung thư đại tràng là quy trình tổng hợp các danh mục thăm khám, phát hiện các bất thường và chẩn đoán tình trạng bệnh. Một số phương pháp y khoa chuyên biệt nhằm chỉ định K đại tràng hiện nay có thể kể tới:

  • Xét nghiệm máu:

Ngoài các thông số máu cơ bản, bệnh nhân tầm soát K đại tràng được chỉ định thực hiện xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CEA. Khi nồng độ CEA trong máu tăng cao, bác sĩ có cơ sở nghi ngờ người bệnh mắc ung thư đại tràng, từ đó thực hiện các bước khám thích hợp tiếp theo nhằm đưa ra kết luận chính xác.

  • Nội soi:

Bằng cách đưa ống nội soi có gắn camera từ hậu môn tới các cơ quan tiêu hóa, bác sĩ dễ dàng theo dõi những dấu hiệu của khối u trong cơ thể để chẩn đoán quá trình phát triển. Trước đây, quy trình nội soi thường gây khó chịu cho bệnh nhân vì ống cứng, kích thước lớn. Ngày nay, một số bệnh viện sử dụng công nghệ nội soi NBI ống mềm kích thước nhỏ, không gây đau đớn cho người bệnh. Quá trình nội soi diễn ra nhẹ nhàng, êm ái.

Tầm soát ung thư đại tràng có đau không

Nội soi ống mềm trong quy trình sàng lọc ung thư đại tràng

  • Chẩn đoán hình ảnh:

Tùy thuộc vào thực trạng sức khỏe bệnh nhân, danh mục khám và công nghệ y học từng bệnh viện mà sử dụng phương pháp chẩn đoán khác nhau như: Siêu âm, chụp CT, chụp MRI,… Các kết quả hình ảnh cho phép bác sĩ xác định được vị trí, kích cỡ khối u, mức độ di căn khối u.

Tại mỗi cơ sở y tế, bệnh nhân sàng lọc K đại tràng sẽ thực hiện các bước khám khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo kết quả chính xác, bệnh nhân không thể thực hiện 1 phương pháp đơn lẻ, mà gói tầm soát cần được thiết kế khoa học, đầy đủ giúp bác sĩ tổng hợp kết quả chuẩn xác nhất.

Ung thư đại tràng là mối nguy ảnh hưởng tới cuộc sống cả hiện tại và tương lai. Tuy vậy, tầm soát để chủ động chặn trước giúp chúng ta an tâm sống khỏe từng ngày. Hy vọng thông qua bài viết, mỗi người sẽ có thêm hiểu biết và lựa chọn đúng đắn để ngừa “án tử” ung thư cho chính mình và cả gia đình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital