Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào khi có nghi ngờ bệnh

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ung thư đại tràng sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh tiến triển vào giai đoạn giữa hoặc cuối. Do đó, ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ bạn nên sàng lọc ung thư đại tràng càng sớm càng tốt. Nhưng tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào bạn đã biết chưa? Nếu chưa hãy tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.

1. Tầm soát ung thư đại tràng sớm giúp tăng cơ hội sống

1.1. Tầm soát ung thư đại tràng sớm có ý nghĩa gì?

Ung thư đại tràng được xác định là giai đoạn sớm khi khối u mới chỉ xuất hiện ở khu vực đại tràng

– Giai đoạn rất sớm: Khối u chỉ ở lớp niêm mạc và xâm lấn xuống một phần lớp hạ niêm mạc. Nếu kiểm tra và phát hiện sớm có thể can thiệp cắt qua nội soi đại tràng.

– Giai đoạn sớm: Khối u xâm lấn qua lớp hạ niêm mạc và xâm lấn tới lớp thanh mạc. Nếu kiểm tra và phát hiện sớm thì vẫn có thể điều trị khỏi bệnh được, tỷ lệ sống trên 5 năm có thể tới 90%.

khám tầm soát ung thư đại trực tràng

Tầm soát phát hiện sớm ung thư giúp tăng hiệu quả điều trị khỏi bệnh cao

1.2. Dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng cần nghi ngờ

Nếu để ý tới sự thay đổi bất thường của cơ thể, bạn có thể dễ dàng nhận biết các triệu chứng “cảnh báo” ung thư đại tràng sớm. Bao gồm:

– Với ung thư đại tràng phải:

+ Phân thường lỏng

+ Toàn thân suy nhược, mệt mỏi

+ Thiếu máu

– Với ung thư đại tràng trái:

+ Cảm thấy đau, chướng và sôi bụng

+ Đi ngoài phân táo, có lẫn nhầy và máu sẫm màu hoặc máu tươi

Ung thư trực tràng:

+ Thói quen đại tiện thay đổi

+ Phân có lẫn nhầy và máu sẫm hoặc máu tươi

Triệu chứng sớm của ung thư đại tràng đôi khi bị nhầm lẫn với dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Nhưng nếu bạn có biểu hiện như trên, kéo dài hơn 5-7 ngày không đỡ thì nên đi khám sớm.

2. Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào hiệu quả?

Khi nghi ngờ bệnh, bạn nên đi sàng lọc ung thư đại tràng càng sớm càng tốt. Thậm chí, kể cả khi cơ thể khỏe mạnh thì bạn cũng nên duy trì sàng lọc ung thư định kỳ hàng năm. Vậy tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào? Có những phương pháp kiểm tra, xét nghiệm không thể thiếu trong sàng lọc ung thư đại tràng đó là:

2.1. Xét nghiệm máu

Trong xét nghiệm máu, bạn sẽ được làm xét nghiệm máu để chỉ điểm dấu ấn ung thư và xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.

Với xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư thì CEA và CA 19-9 là 2 chỉ số chỉ điểm dấu ấn ung thư đại tràng. Nếu nồng độ 2 chỉ số này tăng cao bất ngờ thì có thể nghi ngờ ung thư đại tràng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp kết quả dương tính giả nên cần kết hợp thêm các kết quả chẩn đoán chuyên sâu khác.

Thông thường trong phân không có máu. Nhưng khi xuất hiện khối u đại tràng thì sẽ tăng sinh mạch nhiều, các mạch sẽ chịu tổn thương khi có phân đi qua. Do đó, khi đi ngoài bạn sẽ nhìn thấy máu lẫn trong phân. Thực hiện xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân có độ nhạy cao và có giá trị gợi ý trong chẩn đoán bệnh.

xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng

Xét nghiệm là phương pháp sàng lọc không thể thiếu

2.2. Nội soi

Nội soi đại tràng là phương pháp hiện đại và hữu hiệu nhất trong sàng lọc ung thư đại tràng. Với phương pháp nội soi sẽ giúp phát hiện các khối u, thậm chí có thể phát hiện được các khối u có kích thước rất nhỏ. Bên cạnh đó, nội soi cũng giúp phát hiện các bất thường khác của đại tràng như:

Polyp đại tràng

– Loét, viêm do nhiễm khuẩn

– Túi thừa

Nếu được phát hiện sớm, khi các tổn thương này mới được hình thành thì có thể dễ dàng điều trị ngay trong quá trình nội soi.

2.3. Các phương pháp sàng lọc ung thư khác

Ngoài 2 phương pháp trên thì tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào khác nữa không? Câu trả lời là có, bạn có thể phải thực hiện một số phương pháp sau do bác sĩ chỉ định:

– Chụp X-quang ổ bụng

Chụp cắt lớp vi tính

– Chụp cộng hưởng từ

– Siêu âm ổ bụng

– Sinh thiết

chụp cắt lớp vi tính

Chụp cắt lớp vi tính giúp phát hiện những tổn thương trong khu vực đại tràng

3. Những điều cần làm để phòng ngừa ung thư đại tràng

Ung thư hoàn toàn có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Một số điều bạn có thể thay đổi, điều chỉnh để giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng đó là:

– Hạn chế các loại đồ chiên, nướng, thịt xông khói…,

– Tăng cường lượng thức ăn nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây)

– Có chế độ tập luyện, vận động mỗi ngày

– Chủ động kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư đường tiêu hóa sớm. Nên lặp lại định kỳ ít nhất 1 lần/năm. Việc tầm soát ung thư định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư từ đó đem đến cơ hội chữa khỏi bệnh cao.

tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào

Nên thực hiện nội soi đại tràng định kỳ để phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư

Đặc biệt, lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện sàng lọc ung thư là rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo Hệ thống y tế Thu Cúc TCI – một cái tên rất quen thuộc với người dân thủ đô Hà Nội. Bạn sẽ có cơ hội sàng lọc ung thư đại tràng trọn gói với đầy đủ danh mục, trực tiếp thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành và trải nghiệm loạt hệ thống máy móc công nghệ cao.

Trên đây là thông tin chi tiết về vấn đề “Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào” dành cho những bạn quan tâm. Hy vọng, qua bài viết này bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về cách thức sàng lọc ung thư đại tràng hiện nay nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital