Tầm soát ung thư cổ tử cung thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Tầm soát ung thư cổ tử phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn, song nếu tiến triển thành chồi, sùi ở giai đoạn muộn thì khả năng tử vong cao. Virus HPV là nguyên nhân dẫn đến 99% số ca mắc ung thư cổ tử cung. Việc phát hiện virus HPV khá dễ dàng, mang lại hiệu quả chữa bệnh cao.

Tại sao phụ nữ nên tầm soát ung thư cổ tử cung, thưa bác sĩ?

Ung thư cổ tử cung gây tử vong hàng thứ hai sau ung thư vú, song có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Nếu đợi đến khi tiến triển thành chồi, sùi ở giai đoạn 2-3 thì khó chữa.

Những phương pháp tầm soát nào hiệu quả?

Từ nhiều năm trước, xét nghiệm tế bào học (PAP) là phương pháp tầm soát phổ biến tại các cơ sở y tế. Mục đích là tìm ra sự biến đổi tế bào để xem bệnh nhân có nguy cơ ung thư cổ tử cung hay không. Tuy nhiên, PAP phụ thuộc vào nhiều yếu tố dễ sai lệch kết quả. Người lấy mẫu, cách bảo quản mẫu, kỹ năng đọc kết quả…  khiến kết quả xét nghiệm PAP chỉ đạt độ chính xác 50-70%. Tầm soát 10 ca thì có khoảng 3-5 ca bị sót.

Để cải thiện tình trạng trên, kỹ thuật PAP nhúng dịch được ứng dụng. Kỹ thuật này tiến bộ hơn song vẫn chỉ phát hiện bệnh ở mức 70%.

Khi HPV được xác định là nguyên nhân gây 99% số ca ung thư cổ tử cung, các nhà khoa học mới bắt đầu nghiên cứu và tìm ra được giải pháp mới sàng lọc bệnh. Đó chính là kỹ thuật xét nghiệm phát hiện virus HPV DNA, giúp phát hiện bệnh trên 90%, được Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) công nhận năm 2014.

Tháng 7/2016, Bộ Y tế Việt Nam cũng phê duyệt xét nghiệm Cobas HPV là xét nghiệm chính ban đầu trong sàng lọc nguy cơ ung thư cổ tử cung, giúp hơn 90% phụ nữ phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh.

Tầm soát ung thư cổ tử hát hiện sớm virus HPV giúp phòng ngừa và điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả.
Phát hiện sớm virus HPV giúp phòng ngừa và điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả.

Ai cần tầm soát ung thư cổ tử cung?

– Nhiều người cho rằng độ tuổi 18-45 nên tầm soát. Tuy nhiên, suy nghĩ này không đúng và có thể bỏ sót ca bệnh. Mọi phụ nữ từng quan hệ tình dục đều cần tầm soát ung thư cổ tử cung.

Bao lâu thì tầm soát một lần?

Nhiều người chủ quan không tầm soát, đến khi thấy ra huyết âm đạo mới đi khám thì đã ung thư giai đoạn muộn. Vì vậy, phụ nữ được khuyến cáo thăm khám phụ khoa 6 tháng một lần, kết hợp làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Kỹ thuật PAP yêu cầu tầm soát mỗi năm. Kỹ thuật tầm soát virus HPV thì tái xét nghiệm mỗi 3 năm.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Vắc xin hiện nay chỉ ngừa được một số chủng HPV trong số 14 chủng nguy cơ cao. Vì vậy, người tiêm phòng rồi vẫn phải tầm soát định kỳ.

Khi nào nên nghi ngờ kết quả xét nghiệm?

Nhiều trường hợp quan sát và xét nghiệm PAP không thấy bất thường nhưng thực tế ung thư đã ở giai đoạn tiền xâm lấn (âm tính giả). Virus HPV có hơn 100 chủng khác nhau, trong đó có 14 chủng nguy cơ cao, đáng lo nhất là HPV 16 và 18 gây nên 70% số ca ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, chỉ khoảng 25% phụ nữ nhiễm HPV có thể dẫn đến ung thư, số còn lại cơ thể tự đào thải. Nếu kết quả dương tính với HPV (mắc bệnh), sau đó âm tính (không mắc bệnh) thì vẫn có thể dương tính trở lại. Vì thế, khi kết quả lần khám trước âm tính thì vẫn cần tầm soát lại ở lần sau.

Tầm soát như thế nào, thưa bác sĩ?

Việc tầm soát hoàn toàn đơn giản. Người đến tầm soát giống như khám phụ khoa bình thường, được lấy mẫu đi xét nghiệm, kết quả có sau khoảng 2 tuần. Điều kiện phù hợp để thực hiện xét nghiệm là không bị viêm nhiễm âm đạo, không ra huyết âm đạo và không quan hệ tình dục trước đó 48 giờ.

Khám tầm soát ung thư giúp chị em làm chủ cuộc sống của mình

Khám tầm soát ung thư giúp chị em làm chủ cuộc sống của mình

Xét nghiệm HPV từ xa thì sao?

Bệnh viện Hùng Vương đang lên kế hoạch thực hiện xét nghiệm HPV cho các tỉnh xa thiếu thốn máy móc. Chương trình triển khai ở tất cả các địa phương liên kết, cho lấy mẫu tại chỗ và gửi về bệnh viện xét nghiệm rồi trả kết quả sau. Việc lấy mẫu và vận chuyển mẫu đúng quy cách sẽ giúp kết quả chuẩn xác.

Theo Vnexpress

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital