Ung thư phổi hiện đang là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm với con người, bởi phổi có tầm vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Do đó, nếu chức năng của phổi bị ảnh hưởng vì căn bệnh ung thư phổi, sự sống của chúng ta sẽ bị đe dọa. Vậy hãy thực hiện những phương pháp tầm soát tế bào ung thư phổi một cách định kỳ để bảo vệ phổi khỏi căn bệnh nguy hiểm trên.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư phổi – Căn bệnh ung thư nguy hiểm bậc nhất hiện nay
Nghiên cứu cho thấy, ung thư phổi hiện đang là căn bệnh có tỷ lệ mắc nhiều nhất ở cả 2 giới trong số 10 căn bệnh ung thư phổ biến hiện nay.
Ung thư phổi được hình thành từ những tế bào bất thường xuất hiện trong phổi. Những tế bào này phát triển mất kiểm soát và hình thành nên các khối u. Người bệnh sẽ được cho là bị mắc ung thư phổi khi khối u này là khối u ác tính.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi:
– Do thường xuyên hít phải khói thuốc: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những người hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải có thuốc có tỉ lệ mắc ung phổi cao gấp 20 lần những người bình thường. Ngoài ra thuốc lá còn làm hệ miễn dịch của con người yếu đi, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
– Môi trường sống bị ô nhiễm: Môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con người. Nếu sinh sống quá lâu trong một môi trường ô nhiễm, cơ thể con người sẽ ngày càng suy nhược, nguy cơ mắc ung thư phổi cũng cao hơn.
– Xạ trị: Nếu người bệnh đã từng sử dụng phương pháp xạ trị thì cũng có nguy cơ xuất hiện những khối u ác tính trong phổi.
Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi thường bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác, do đó bạn không được chủ quan khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau đây:
– Ho lâu ngày không dứt, khi ho có lẫn đờm và máu
– Đau ngực khi cười, thở sâu hoặc khi ho
– Tiếng bị khàn, thở khò khè và thường xuyên bị hụt hơi
– Chán ăn, sụt cân, cơ thể mệt mỏi và suy nhược,…
2. Tầm soát ung thư phổi và lợi ích mà nó đem lại
Ung thư phổi rất khó nhận biết ở những giai đoạn đầu của bệnh, do đó tầm soát ung thư là phương pháp duy nhất và hiệu quả nhất giúp phát hiện căn bệnh trên. Ung thư phổi phát hiện càng sớm thì tỉ lệ chữa khỏi càng cao. Nếu bệnh được phát hiện ở những giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới 90%. Tỉ lệ này sẽ giảm dần tương ứng với thời gian phát hiện bệnh càng muộn.
Ngoài ra, tầm soát ung thư phổi sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh một cách đáng kể. Khi phát hiện sớm bệnh, bệnh mới chỉ ở giai đoạn khởi phát nên điều trị sẽ dễ dàng và cơ thể cũng hồi phục nhanh hơn.
3. Những phương pháp tầm soát tế bào ung thư phổi
3.1. Tầm soát tế bào ung thư phổi bằng phương pháp chụp X-quang phổi
Chụp X-quang phổi được coi là phương pháp phổ biến giúp tầm soát ung thư phổi. Các tia X từ máy chụp X-quang có thể mô tả lại những hình ảnh bên trong khoang ngực của người khám trên màn hình hiển thị. Từ đó giúp phát hiện những khối u, các tổn thương và sự bất thường của phổi.
Ưu điểm của phương pháp này là có thể giúp bác sĩ xem xét tình hình của phổi mà không cần xâm lấn. Ngoài ra chụp X-quang phổi không tốn nhiều thời gian, kết quả nhận được cũng rất nhanh chóng.
3.2. Tầm soát tế bào ung thư phổi bằng phương pháp chụp cắt lớp CT
Chụp cắt lớp CT phổi cũng sử dụng tia X để mô tả lại hình ảnh phổi. Tuy nhiên, thay vì chỉ thể hiện được 1 mặt phẳng của phổi thì chụp cắt lớp CT có thể thể hiện nhiều mặt phẳng từ nhiều hướng khác nhau. Phương pháp này giúp dễ dàng phát hiện vị trí, kích thước,… của khối u.
Chụp cắt lớp CT hay chụp X-quang đều sử dụng tia X nên phụ nữ có thai thường không được khuyến cáo sử dụng các biện pháp này vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
3.3. Chụp cộng hưởng từ MRI phổi
Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Khác với chụp X-quang và chụp CT, chụp cộng hưởng từ không sử dụng tia X để mô tả hình ảnh nên an toàn với mọi đối tượng.
Chụp MRI đem lại hình ảnh rõ nét, chính xác từ nhiều mặt cắt cũng như nhiều hướng khác nhau, giúp thể hiện được mọi đặc điểm của khối u nếu có.
Lưu ý trước khi chụp MRI là người khám cần tháo tất cả những loại vật dụng bằng kim loại có trên người để tránh ảnh hưởng đến kết quả cũng như làm hư hại máy móc.
3.4. Phương pháp sinh thiết phổi
Sinh thiết phổi được thực hiện khi người khám được phát hiện có khối u trong phổi. Phương pháp này giúp phân biệt được khối u là lành tính hay ác tính.
Sinh thiết phổi được hiện bằng cách các bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào trực tiếp từ khối u. Sau đó khối u này sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm để phân tích và đưa ra kết luận.
3.5. Phương pháp xét nghiệm máu tầm soát ung thư phổi
Khi một người mắc ung thư phổi, một số chỉ số trong máu sẽ tăng cao như Cyfra 21-1, Xét nghiệm NSE, Xét nghiệm ProGRP, CEA, SCC,… Những chỉ số này được gọi là các dấu ấn ung thư.
Tuy nhiên, xét nghiệm máu có một nhược điểm là không thể chắc chắn được người bệnh có đang bị mắc chính xác ung thư phổi hay không. Bởi trong một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng dương tính giả, hay thậm chí người khám mắc ung thư phổi những chỉ số các dấu ấn ung thư lại không tăng. Do đó, để tầm soát ung thư hiệu quả, cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau.
Ngoài ra, có 1 yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới kết quả chẩn đoán tầm soát ung thư phổi chính là cơ sở y tế mà bạn lựa chọn. Cơ sở y tế phải uy tín, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi thì mới đủ điều kiện để thực hiện tầm soát ung thư phổi cũng như đưa ra kết luận chính xác nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ sở y tế có đủ những điều kiện trên thì hãy đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Thu Cúc TCI còn sở hữu đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, tận tâm chăm sóc khách hàng như người nhà.
Trên đây là những thông tin về các phương pháp giúp tầm soát và phát hiện những tế bào ung thư phổi. Bài viết hy sẽ cung cấp đủ kiến thức cũng như giúp mọi người nâng cao tinh thần tầm soát ung thư chủ động hằng năm.