Tại sao cần tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai là một trong những việc làm cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và em bé trong suốt thai kỳ cũng như những năm tháng đầu đời. Hãy cùng nhau đi tìm hiểu thông tin về mũi tiêm này qua bài viết dưới đây.

1. Những điều cần biết khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu giai đoạn trước mang thai

1.1. Bệnh lý thủy đậu là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý thủy đậu

Thủy đậu (hay còn được gọi là trái rạ) là một loại bệnh lây truyền do sự tấn công của virus thủy đậu (virus varicella zoster). Bệnh này có khả năng miễn dịch đối với những người đã từng bị mắc bệnh trước đó, hoặc trong trường hợp con người đã được tiêm phòng vắc xin đầy đủ.

Bệnh thủy đậu có khả năng lây truyền giữa người với người, qua con đường hô hấp hoặc qua việc tiếp xúc gần với người mắc bệnh, dính phải dịch tiết từ các nốt mụn của bệnh nhân. Bệnh cũng có thể lây truyền từ mẹ bầu sang thai nhi trong quá trình mang thai.

Thủy đậu xuất hiện và diễn biến qua tổng 4 giai đoạn: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn phát bệnh, giai đoạn đỉnh điểm và giai đoạn hồi phục. Tiến trình này thường sẽ mất khoảng 2-3 tuần. Bệnh lý này thường không có triệu chứng khởi phát quá rõ ràng, có thể chỉ là những cơn đau đầu, sốt nhẹ, hoặc đau mỏi cơ bắp,…Cho tới khi các nốt mụn nước xuất hiện liên tục trên khắp cơ thể, mọng nước và hơi đỏ, thì đó là lúc bệnh đã phát ra bên ngoài.

Nên tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai bởi mắc thủy đậu trong thời gian mang thai vô cùng nguy hiểm. Bởi bệnh lý này sẽ có thể dẫn tới những biến chứng xảy ra với thai kỳ và quá trình sinh của mẹ bầu.

Mắc thủy đậu trong thời gian mang thai vô cùng nguy hiểm, bởi bệnh lý này sẽ có thể dẫn tới những biến chứng xảy ra với thai kỳ và quá trình sinh của mẹ bầu.

Giai đoạn từ lúc phát bệnh cho tới lúc đỉnh điểm thường sẽ kéo dài trong khoảng 4-5 ngày. Sau quá trình dùng thuốc và điều trị thì các triệu chứng của bệnh sẽ từ từ biến mất và hồi phục sau khoảng 5-10 ngày sau đó.

Mặc dù thủy đậu là bệnh lý khá phổ biến tuy nhiên cần lưu ý tới phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách, để phòng tránh việc xảy ra một số biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm màng não, viêm tiểu não,…

1.2. Phụ nữ mang thai bị mắc bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?

Mắc thủy đậu trong thời gian mang thai vô cùng nguy hiểm. Bởi bệnh lý này sẽ có thể dẫn tới những biến chứng xảy ra với thai kỳ và quá trình sinh của mẹ bầu.

– Nếu mẹ bầu bị mắc thủy đậu trước tuần thai 28: có khả năng em bé sẽ bị mắc các loại dị tật bẩm sinh, một số dị tật về mắt, chân tay, não bộ,…

– Nếu mẹ bầu mắc thủy đậu từ khoảng 28 – 36 tuần thai: virus thủy đậu lúc này hoàn toàn có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi. Em bé khi sinh ra sẽ có khả năng mắc thủy đậu hoặc zona thần kinh.

– Nếu mẹ bầu bị thủy đậu khoảng 7-10 ngày trước sinh hoặc sau khi sinh: em bé sẽ có khả năng gặp phải bệnh lý như: viêm phổi, viêm màng não,…

2. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho mẹ trước khi mang thai và những điều cần biết

2.1. Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai

Mang thai và sinh con là một đặc quyền thiêng liêng của tất cả phụ nữ. Việc mang thai và giữ gìn sức khỏe thai kỳ để em bé sinh ra an toàn và mạnh khỏe là niềm mong mỏi của bất cứ mẹ bầu nào. Do đó, việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin nói riêng và vắc xin thủy đậu nói chung là việc quan trọng, cần thiết mẹ bầu nên làm. Việc tiêm chủng vắc xin đầy đủ không những giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu trong cả thai kỳ, mà còn cung cấp cho thai nhi một lượng kháng thể sẵn sàng cho sự phát triển của con trong bụng, cũng như những tháng đầu sau khi ra đời.

2.2. Nên tiêm vắc xin thủy đậu trước khi có kế hoạch mang thai bao lâu?

Như đã nói ở trên, bệnh thủy đậu rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với các mẹ mang thai. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con, mẹ bầu cần nắm được thời gian nên thực hiện tiêm chủng vắc xin thủy đậu trước khi có ý định có em bé.

Theo các bác sĩ, chuyên gia, đối với những mẹ chưa có tiền sử bị mắc thủy đậu và tiêm phòng thủy đậu trước đó thì đều cần phải hoàn thành phác đồ tiêm vắc xin thủy đậu trước khi có em bé tốt nhất là trước khoảng 3 tháng. Điều này có nghĩa là đối với loại vắc xin thủy đậu yêu cầu tiêm 2 mũi thì mẹ cần tiêm xong mũi thứ hai 3 tháng trước khi có bầu. Việc làm này vừa giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cho thai nhi, tránh những ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, mà còn giúp cơ thể mẹ sản sinh ra kháng thể phòng bệnh.

Lời khuyên là mẹ nên hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về thời gian mẹ dự định có bầu, để bác sĩ có sự tư vấn và phác đồ tiêm chủng phù hợp với mẹ.

Tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai - để bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con, mẹ bầu cần nắm được thời gian nên thực hiện tiêm chủng vắc xin thủy đậu trước khi có ý định có em bé.

Để bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con, mẹ bầu cần nắm được thời gian nên thực hiện tiêm chủng vắc xin thủy đậu trước khi có ý định có em bé.

2.3. Tiêm phòng vắc xin thủy đậu theo phác đồ như thế nào?

Hiện nay có 3 loại vắc xin thủy đậu hay được sử dụng đó là: vắc xin Varivax của Mỹ, vắc xin Varicella của Hàn Quốc và vắc xin Varilrix của Bỉ. Mỗi một loại vắc xin đều có phác đồ và liều lượng tiêm chủng khác nhau:

– Đối với 2 loại vắc xin Varivax và Varicella: cần tiêm phòng 2 mũi vắc xin. Mũi 1 vào thời điểm nhất định và mũi thứ 2 cần cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

– Đối với vắc xin Varilrix: cần tiêm phòng 2 mũi. Mũi 1 thực hiện tiêm vào thời điểm nhất định và mũi thứ 2 cần cách mũi 1 ít nhất 6 tuần.

Các mẹ lưu ý, cần tham khảo ý kiến bác sĩ và có sự chuẩn bị về thời gian, để có thể hoàn thành 2 mũi vắc xin ít nhát 3 tháng trước khi có em bé.

2.4. Những trường hợp nào chống chỉ định tiêm vắc xin thủy đậu?

Ngoài việc lưu ý tới thời gian tiêm vắc xin thủy đậu trước khi có kế hoạch mang thai bao lâu là hợp lý, các chị em phụ nữ cũng cần nắm được những trường hợp nào không được tiêm loại vắc xin này:

– Những người có tiền sử bị dị ứng, mẫn cảm với các hoạt chất có trong vắc xin thì không nên tiêm.

– Đã từng có tiền sử bị sốc phản vệ, co giật khi tiêm vắc xin trước đó cũng cần cân nhắc trước khi tiêm thủy đậu.

– Trước khi tiêm vắc xin thủy đậu 1 tháng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh bại liệt, sởi – quai bị – rubella, vắc xin lao.

– Những trường hợp đang bị sốt, nhiễm trùng cũng nên hoãn tiêm vắc xin thủy đậu.

– Những bệnh nhân đang trong thời kỳ điều trị bệnh bằng xạ trị, hóa trị.

– Bệnh nhân bị mắc suy giảm miễn dịch, các bệnh lý liên quan tới tim mạch, huyết áp,…

– Gặp bệnh lý về gan, thận.

3. Cần lưu ý điều gì sau khi tiêm vắc xin thủy đậu?

Tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai - Lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín, có nguồn vắc xin đảm bảo chất lượng.

Nên lựa chọn cơ sở tiêm chủng thủy đậu uy tín, có nguồn vắc xin đảm bảo chất lượng.

Sau khi đã thực hiện xong việc tiêm vắc xin thủy đậu, chị em phụ nữ cần lưu ý tới một số điều sau đây để giúp bảo vệ sức khỏe cũng như giúp vắc xin phát huy tác dụng tối ưu:

– Cần có kế hoạch phòng tránh thai ít nhất 3 tháng sau khi tiêm thủy đậu.

– Hạn chế tiếp xúc với những người có nguy cơ cao mắc thủy đậu hoặc những người chưa từng tiêm phòng thủy đậu trước đó.

– Theo dõi sức khỏe sau tiêm. Không chườm đắp gì lên vết tiêm thủy đậu. Nghỉ ngơi điều độ.

– Cần lập tức tới bệnh viện, cơ sở y tế nếu gặp phải các triệu chứng bất thường sau tiêm.

– Lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín, có nguồn vắc xin đảm bảo chất lượng.

Trên đây là những thông tin quan trọng về mũi tiêm thủy đậu mà phụ nữ trước khi mang thai cần biết. Nếu chị em phụ nữ cần tư vấn thêm thông tin về mũi tiêm này, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital