Là một trong số những bệnh viêm nhiễm ngoài da, cụ thể là ở da mí mắt, chắp mắt là một bệnh thường gặp ở cả người trường thành và trẻ nhỏ. Chắp mắt có thể mọc ở nhiều vị trí như mí trên, mí dưới, ở cả một mắt hoặc cả hai mắt. Khi bị chắp mắt, bạn sẽ thấy những vết sưng ở vùng mí mắt. Vết thương nằm ở dưới da gây sưng tấy, cộm nhức và có thể sụp mí trong giai đoạn viêm. Khi chắp mắt vẫn gây sưng, không tự tiêu sau 5-7 ngày thì bạn cần đến bệnh viện để tiến hành rạch chắp mắt.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân tạo nên chắp mắt
Khác với lẹo mắt, chắp mắt hình thành khi ống tuyến nhờn của mắt bị tắc nghẽn. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa lẹo mắt và chắp mắt. Trong một vài trường hợp được ghi nhận, chắp mắt có thể được hình thành từ lẹo. Việc này xảy ra khi lẹo chưa được điều trị đúng cách, gây tắc các tuyến nhờn.
Để nói một cách cụ thể hơn, lẹo mắt hình thành do tuyến chế nhầy meibomius không được lưu thông và nhiễm trùng. Sau vài ngày, vi khuẩn gây viêm và khu trú thành nốt dưới da mắt. Khi sờ vào vết thương sẽ thấy cứng. Nhìn từ bên ngoài chắp mắt làm mắt sưng đỏ lan tỏa và làm mất thẩm mĩ. Nếu lật da lên, chúng ta có thể thấy vết thương của chắp khá giống mụn sưng và có nhân mủ bên trong.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị chắp mắt:
– Có mụn trứng cá đỏ.
– Bị viêm bờ mi mạn tính.
– Xuất hiện tình trạng tăng tiết bã nhờn.
– Bị bệnh lao.
– Bị nhiễm virus.
2. Dấu hiệu nhận biết bị chắp mắt
Bệnh chắp mắt thường sẽ xuất hiện dưới dạng khối u hoặc bị sưng tấy ở mí. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả mí trên và dưới. Tùy thuộc vào kích thước của khối u, sưng, bệnh có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, tầm nhìn của người bệnh có khả năng sẽ bị hạn chế.
Chắp mắt không thường kèm theo vấn đề nhiễm trùng. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có những trường hợp bị đỏ, sưng tấy hoặc đau nhức. Khi ấy, người bệnh cần có phương pháp chăm sóc và điều trị kĩ lưỡng hơn.
Để có cách điều trị thích hợp nhất, người bệnh nên đi kiểm tra tại các cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ kiểm tra kĩ để nắm được tình trạng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Quá trình kiểm tra thường bao gồm:
– Kiểm tra lịch sử khám chữa sức khỏe của người bệnh. Điều này để xác định có tồn tại vấn đề góp phần gây các bệnh lý về mắt không.
– Kiểm tra phía ngoài mắt: cấu trúc mí mắt, hình dạng lông mi và kết cấu của da.
– Đánh giá về tình trạng viền mí mắt, gốc lông mi, lỗ tuyển dầu.
3. Cách điều trị chắp mắt tại nhà
Thông thường, chắp mắt có thể tự khỏi mà không cần can thiệp quá nhiều.
Để chắp mắt nhanh khỏi, bạn nên sử dụng các cách chườm ấm. Cách này giúp cho vết thương đỡ đau nhức, đỡ sưng tấy.
Một trong những cách chườm ấm được nhiều người sử dụng là chườm bằng khăn hoặc túi lọc trà. Các cách chườm rất đơn giản và hiệu quả như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nước ấm, túi lọc trà hoặc khăn mềm.
Bước 2: Cho khăn hoặc túi lọc trà vào nuớc ấm.
Bước 3: Vắt ráo nước và nhẹ nhàng chườm lên mắt.
Mỗi ngày bạn nên làm từ 4-5 lần để mắt nhanh khỏi. Ngoài ra đừng quên làm sạch mắt bằng nước muối sinh lý dành cho mắt. Mỗi ngày nhỏ từ 3 lần để vi khuẩn không phát triển thêm.
Với những chắp lẹo sưng to, bạn nên thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm bằng đường bôi hoặc đường uống. Trong thời gian đầu, nếu bạn kết hợp giữa thuốc chống viêm, chống sưng và chườm ấm thì bệnh sẽ rất nhanh khỏi.
4. Phương pháp rạch chắp mắt
4.1 Khi nào nên rạch chắp mắt?
Khi bạn tự chữa trị tại nhà nhưng chắp mắt không tự tiêu sau khoảng 1 tuần thì bạn nên đến bệnh viện để được rạch chắp mắt, nạo phần nhân ra.
Việc rạch chắp lẹo sẽ giúp loại bỏ mủ và chất nhầy, giúp người bệnh chữa lành vết thương nhanh chóng. Bên cạnh đó cũng giảm thiểu khả năng chắp mắt bị tái phát nhiều lần.
4.2 Sau khi rạch chắp mắt nên làm gì?
Rạch chắp mắt chỉ là một tiểu phẫu nhỏ, bạn có thể quay trở lại sinh hoạt bình thường ngay sau khi chữa trị. Tuy nhiên cũng có một số điều mà bạn cần lưu ý, để chắp mắt nhanh chóng hồi phục:
– Tránh thức ăn gây dị ứng như hải sản, thức ăn lạ bụng
– Tránh thức ăn gây nóng trong, kích ứng như bia rượu, đồ cay nóng.
– Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh và ăn uống đủ chất.
– Có biện pháp bảo vệ mắt khi đến nơi đông người, nơi ô nhiễm và khói bụi.
– Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mạnh từ mặt trời và đồ điện tử
Bên cạnh đó, người bệnh cần nghe và tuân thủ những chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc theo kê đơn và tái khám đúng hẹn.
5. Cách phòng tránh chắp mắt
Chắp mắt là bệnh thường gặp, để phòng tránh chúng ta cần duy trì những thói quen sau:
– Khi bờ mi bị viêm và khô mắt cần có biện pháp điều trị.
– Duy trì thói quen chườm nóng 1 tuần 3 lần để tuyến dầu trên mi mắt được thông thoáng và không bị viêm. Bạn có thể dùng bông tẩy trang hoặc khăn mặt đưa và nước muối ấm, masage nhẹ nhàng trên bờ mi. Mỗi lần masage kéo dài từ 10 -15 phút. Độ ấm từ nước không chỉ giúp phòng tránh chắp mắt mà còn làm đôi mắt được nghỉ ngơi, thư giãn.
– Luôn vệ sinh đôi tay sạch sẽ bằng nước rửa chuyên dụng
– Hạn chế đưa tay lên mắt cũng như hành động dụi mắt.
– Khi ra đường hoặc đến nơi ô nhiễm cần có biện pháp bảo vệ như đeo kính mát, hoặc mặc đồ bảo hộ.
– Dùng các sản phẩm vùng mắt như mascara, phấn mắt, kẻ sạch sẽ, còn hạn sử dụng.
– Luôn vệ sinh da mặt và mắt bằng nước hoặc dầu tẩy trang chuyên dụng.
– Luôn dùng riêng các đồ cá nhân như khăn mặt, dụng cụ trang điểm
– Có 1 chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh. Hạn chế những đồ nóng và cay, các loại đồ có ngọt. Bổ sung các loại hoa quả, thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, bởi vậy bạn cần biết cách bảo vệ để luôn giữ cho mắt sáng khỏe. Đừng quên khám mắt định kỳ để phòng bệnh chủ động, sống khỏe không cần lo lắng. Hiện nay chuyên khoa Mắt tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang là địa chỉ uy tín được hàng trăm ngàn người bệnh lựa chọn để thăm khám và điều trị các bệnh lý ở mắt.