Tắc tia sữa nặn ra máu, sữa có lẫn máu, các mẹ cần lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tắc tia sữa luôn là nỗi “kinh hoàng” với sản phụ sau khi sinh nở. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây ra những cơn đau cho mẹ, khiến sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng, bé bị thiếu sữa, chậm phát triển mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bên cạnh các biểu hiện như sưng, đau, bầm tím bầu ngực, một số trường hợp còn xuất hiện tình trạng tắc tia sữa nặn ra máu.

1. Tia sữa có lẫn máu, liệu có an toàn hay không?

Tắc tia sữa là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ sau khi sinh. Một vài trường hợp, sữa sẽ về lại sau khoảng 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp tia sữa bị tắc quá 3 ngày, dẫn đến những triệu chứng như đau, căng bầu ngực, tím bầm, mẹ bị sốt, nhiễm trùng. Ngoài ra, tia sữa có lẫn máu cũng là biểu hiện khiến các mẹ lo ngại khi gặp phải.

Màu sắc của sữa mẹ thường biến đổi theo chế độ ăn uống, tương tự màu sắc của những thực phẩm mà mẹ thường dùng. Nhưng với tình trạng tia sữa có lẫn máu, mẹ có thể đang gặp phải những thay đổi bất thường về sinh lý sau sinh.

Tắc tia sữa sau sinh, mẹ thường phải nặn, bóp để có sữa cho con

Tắc tia sữa sau sinh, mẹ thường phải nặn, bóp để có sữa cho con

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhận định, việc có lẫn một chút máu trong sữa mẹ khá an toàn, không gây hại hay ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé. Khi bé bú phải sữa có lẫn máu của mẹ, bé có thể trớ ra hoặc ị ra phân màu tối. Sữa càng lẫn nhiều máu thì sẽ càng thể hiện qua việc bé trớ hoặc phân bé càng sậm màu hơn, thậm chí có mùi hôi. Mẹ cần theo dõi các phản ứng của trẻ, nếu cảm thấy các phản ứng này ngày càng nghiêm trọng thì nên đưa trẻ tới bệnh viện để được các bác sĩ khám, hỗ trợ tư vấn xử lý.

Đặc biệt hơn cả, việc máu của mẹ có lẫn trong sữa chỉ an toàn với trẻ khi người mẹ không mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan, nhiễm trùng máu,… Nếu nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của mình, mẹ cũng cần đưa con tới khám và nhận chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

2. Tắc tia sữa, khi nặn ra máu, nguyên nhân do đâu?

Khi bị tắc tia sữa, các mẹ thường phải nặn, bóp để ép sữa ra nhiều cho bé bú. Điều này vô tình khiến cho bầu ngực bị tổn thương, dẫn đến việc tắc tia sữa có lẫn máu khi nặn. Cụ thể, có một số nguyên nhân đã được xác định như sau.

2.1. Tắc tia sữa nặn ra máu do nứt, tổn thương tại núm vú

Những tổn thương tại núm khi mẹ nặn, bóp, tác động lực mạnh nhằm kích thích tiết sữa là nguyên nhân thường gặp giải thích cho tình trạng sữa mẹ có lẫn chút máu. Tình trạng này có thể diễn ra trong vài ngày đầu sau sinh, khi mẹ chưa cho bé bú ở tư thế đúng, bé chưa thể bú được nhiều sữa mẹ do tắc ống dẫn sữa, sữa về ít.

Các mẹ khi nặn, bóp nên tránh để lại tổn thương hoặc các vết thương hở ở núm vú. Tốt nhất, mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để hạn chế nguy cơ.

2.2. Hội chứng căng phù mạch máu

Sau sinh, trong vài tuần đầu, sữa về nhanh và nhiều. Dưới sự điều tiết của hormone, mạch máu bị kích thích, tăng cường máu dồn đến bầu vú, thúc đẩy quá trình tạo sữa. Ống dẫn sữa lúc này cũng căng ra.

Mạch máu bị kích thích bởi hormone, căng phù, dẫn đến tình trạng tắc tia sữa nặn ra máu

Mạch máu bị kích thích bởi hormone, căng phù, dẫn đến tình trạng tắc tia sữa nặn ra máu

Đặc biệt, khi mẹ bị tắc tia sữa, áp lực khiến cho mạch máu bị vỡ, làm rỉ một chút máu vào ống dẫn sữa, khiến cho sữa mẹ có lẫn một chút máu.

2.3. Vỡ, tổn thương mao mạch

Khi bị tắc tia sữa, các mẹ thường có xu hướng nặn, bóp, tác động nhiều phương pháp như hút sữa, chườm nóng,… lên bầu ngực. Vì vậy, các mao mạch ở vú dễ bị tổn thương, máu bị rỉ ra ngoài, lẫn vào sữa trong ống dẫn. Từ đó, sữa của mẹ có lẫn máu do những áp lực quá lớn làm tổn thương, vỡ nứt mao mạch, mạch máu trong bầu ngực mẹ.

2.4. Tắc tia sữa nặn ra máu do viêm tại bầu vú

Tắc tia sữa là tiền đề của bệnh viêm vú. Sữa bị tắc, ứ đọng lâu ngày dẫn tới nhiễm trùng ống dẫn, tuyến sữa và thùy trong bầu vú. Viêm vú kèm theo các triệu chứng như đau, sưng, bầu vú hơi đỏ, bầm và nóng rát. Đây cũng chính là những triệu chứng thường gặp của tình trạng tắc tia sữa.

2.5. Papilloma (u nhú) tại mô vú

Tình trạng này được hiểu là những u nhú xuất hiện trong ống dẫn sữa, có kích thước như mụn cơm. Tình trạng này đôi khi gây đau đớn và có thể dẫn tới chảy máu trong bầu vú, máu lẫn vào sữa mẹ khi mẹ tác động lực mạnh, nhằm kích thích, thông tắc tia sữa bằng các động tác nặn, massage hay hút sữa.

2.6. Tắc tia sữa nặn có lẫn máu do ung thư vú

Với những sản phụ được xác định mắc bệnh ung thư vú, tình trạng ra máu trong ống dẫn sữa hoàn toàn có thể xảy ra, kể cả khi mẹ không bị tắc tia sữa. Vì vậy, với trường hợp này, các mẹ cần đi khám và lắng nghe những chỉ định điều trị của bác sĩ để tránh ảnh hưởng lâu dài.

3. Tia sữa bị tắc, nặn ra máu, bé dùng sữa mẹ có bị ảnh hưởng gì không?

Như thông tin đã nhắc tới ở trên, việc tắc tia sữa, nặn ra có lẫn máu và trẻ uống phải sữa có lẫn máu của mẹ khá an toàn. Tuy nhiên, với những trường hợp mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường máu thì cần lưu ý tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, việc tắc tia sữa, nặn ra máu lẫn trong sữa mẹ cũng có thể gây ảnh hưởng tới vị giác của trẻ, đồng thời kích thích tới hệ tiêu hóa còn non nớt.

– Trẻ có thể ngửi, cảm nhận thấy vị lạ trong sữa và không còn thích thú với sữa mẹ.

– Nếu sữa mẹ có lẫn quá nhiều máu, hệ tiêu hóa, đường ruột của trẻ sẽ phản ứng, dẫn đến tình trạng nôn, trớ mỗi lần bú mẹ.

4. Các mẹ cần chú ý điều gì khi tắc tia sữa nặn ra có lẫn máu

Tắc tia sữa, nặn có lẫn máu, khiến máu lẫn vào sữa mẹ tuy thường không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé nhưng mẹ vẫn cần lưu ý:

– Cho bé bú đúng tư thế và cho ăn theo cữ.

– Không nên cố gắng cho bé bú sữa có lẫn máu mẹ khi trẻ có biểu hiện nôn trớ nhiều, đi nhiều ra phân sẫm màu.

– Theo dõi, chú ý đề phòng những triệu chứng nhiễm trùng, sưng, đau,… và cần tới gặp bác sĩ để được điều trị sớm.

– Thường xuyên nặn sữa, vắt sữa nhưng nên chú ý thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương bầu vú, mao mạch.

– Nếu tình trạng tắc tia sữa có lẫn máu vẫn tiếp tục xảy ra quá 1 tuần, các mẹ cần nhanh chóng đi khám để được điều trị sớm với phương án phù hợp.

– Không nên trữ sữa có lẫn máu, tránh gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Tình trạng tắc tia sữa nặn ra máu là tình trạng thường gặp. Nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng, khiến các mẹ khó khăn trong việc cho con bú, hãy tìm tới những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được điều trị.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, sản phụ sẽ được chăm sóc, hướng dẫn điều trị tắc tia sữa hiệu quả bằng phương pháp chiếu tia hồng ngoại. Sau khi đã thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng tắc tia sữa, mức độ tổn thương bầu vú, các bác sĩ chuyên khoa tiến hành làm sạch vùng ngực, núm vú và massage, kích thích tuyến sữa, giảm tình trạng sưng đau.

Sau khi sinh, sản phụ được massage kích thích sữa về

Sau khi sinh, sản phụ được massage kích thích sữa về

Tiếp đó, điều dưỡng thực hiện chiếu tia hồng ngoại lên bầu ngực. Dưới tác động của các bước sóng, ống dẫn sữa giãn nở tốt hơn, sữa vón cục cũng tan dần và có thể được hút ra ngoài dễ dàng hơn. Phương pháp này chỉ mất vài phút để thực hiện, rất an toàn và cho hiệu quả cao. Đồng thời, chiếu tia hồng ngoại cũng kích thích quá trình tuần hoàn máu tại bầu vú, duy trì tác dụng thông tia sữa, giảm viêm, đau và nhanh phục hồi tổn thương bên trong.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital