Tắc tia sữa làm thế nào cho nhanh khỏi? mẹ sau sinh nên biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Trương Thị An Hạnh

Bác sĩ Chuyên môn Phụ khoa

Tắc tia sữa có ảnh hưởng gì không, tắc tia sữa làm thế nào cho nhanh khỏi? là thắc mắc của rất nhiều “mẹ bỉm sữa” trong giai đoạn đang con bú. Bởi tắc sữa không chỉ ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con ăn mà còn làm ảnh hưởng đến tâm lý vốn đã dễ xúc động của các mẹ mới sinh xong.

1.Tắc tia sữa là gì?

Tình trạng sữa bị ứ đọng và không chảy ra ngoài các ống dẫn sữa được gọi là tắc tia sữa. Tắc tia sữa làm cho con không bú được nhiều sữa mẹ đồng thời gây ra nhiều đau đớn cho người mẹ.

Đây là hiện tượng khá phổ biến, rất nhiều mẹ gặp phải nhưng vẫn có rất nhiều nguy hiểm vì biến chứng nếu mẹ không giải quyết một cách triệt để.

Nhiều sản phụ khi gặp tình trạng tắc tia sữa nhưng không chịu điều trị sớm có thể dẫn đến áp xe vú, viêm vú và có khả năng trở thành u xơ tuyến vú, nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư vú.

Dấu hiệu để nhận biết tuyến vú bị viêm đó là khi bầu ngực bị sưng đỏ và cảm giác đau. Ấn vào thấy nhiều cục cứng nổi lên, không thể nặn ra sữa dù ngực có căng tức thế nào đi nữa. Nếu viêm tuyến vú mà không điều trị ngay có thể phát triển thành áp xe vú. Áp xe vú là khả năng vú đã bị mưng mủ xanh vàng, mức độ đau nhức gấp nhiều lần so với viêm vú. Thông thường viêm vú 1 tuần mà không khỏi sẽ dẫn đến áp xe vú.

Nếu mẹ sau sinh bị tình trạng tắc tia sữa nhiều lần, tắc lâu dài có khả năng cao sẽ bị giảm lượng sữa, dần dẫn đến mất sữa, không còn nhiều sữa cho con bú và phải chuyển sang cho bé ăn sữa công thức bù lại.

tắc tia sữa làm thế nào

Tắc sữa là tình trạng nhiều mẹ gặp phải trong quá trình nuôi con

Tắc tia sữa sẽ gây đau đớn cho mẹ, nếu kéo dài tình trạng này, mẹ sẽ có thể bị căng thẳng, thậm chí trở nên trầm cảm nếu cứ tái đi tái lại. Chính vì thế, mẹ sau sinh cần tìm mọi cách để thông tắc tia sữa và các biện pháp để không tái lại tình trạng này nữa.

2. Nguyên nhân tắc tia sữa là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc tia sữa nhưng có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến như sau:

– Mẹ mới sinh bị cương sữa sinh lý hay còn gọi là tắc sữa sinh lý. Hiện tượng này xảy đến với hầu hết các mẹ sau khi sinh xong trong vòng từ 2-5 ngày. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, vì vậy mẹ không cần quá lo lắng nhưng cũng cần biết cách để xử lý, tránh làm nặng thêm. Hiện tượng tắc sữa sinh lý có nguyên nhân do sự không cân bằng 2 hormone tạo sữa và giải phóng sữa, khiến cho sữa tạo ra nhiều trong bầu ngực nhưng lại chưa thể thoát ra ngoài, khiến cho ngực căng cứng, đau nhức nhẹ. Có mẹ còn xuất hiện tình trạng nổi hạch.

– Mẹ quá nhiều sữa cũng là nguyên nhân gây ra tắc tia sữa. Mẹ có nhiều sữa nhưng bé lại không bú hết được dẫn đến còn nhiều sữa dưu tồn đọng trong bầu ngực của mẹ, làm các đường ống dẫn sữa bị tắc nghẽn và sưng dần lên gây đau cho mẹ.

– Không cho bé bú mẹ trực tiếp thường xuyên cũng là nguyên nhân gây tắc sữa. Có thể có nhiều nguyên nhân mẹ không cho bé bú trực tiếp, nhưng nếu để sữa trong ngực quá lâu mà không vắt ra ngoài bằng máy hoặc dùng tay vắt thì tình trạng tắc sữa sẽ dễ dàng xảy ra cho mẹ.

tắc tia sữa làm thế nào

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây tắc sữa

– Một nguyên nhân nữa có thể làm mẹ bị tắc sữa đó là mẹ đã bó buộc cặp ngực của mình quá chặt. Có thể bằng những chiếc áo ngực lâu ngày dẫn việc cặp chịu áp lực lớn, gây ra hiện tượng chèn ép các ống dẫn sữa, làm cho ống dẫn sữa bị hẹp lại, giảm lưu lượng sữa được giải phóng ra ngoài và gây tắc sữa. Ngoài việc mặc áo ngực chật, nếu mẹ nằm sấp thì ngực cũng sẽ bị chịu áp lực tương tự như vậy.

– Không hoặc rất ít hút sữa làm trống bầu ngực chính là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị tắc sữa. Nếu bé bú trực tiếp không hết hoặc bé không bú mẹ không vắt ra, vẫn để lượng sữa nguyên như vậy thì khả năng cao mẹ sẽ bị tắc sữa, nhẹ hơn mẹ sẽ giảm dần sữa đi hoặc mất luôn sữa.

– Một số nguyên nhân khác gây tắc sữa có thể kể đến đó là yếu tố tâm lý. Khi mẹ bị căng thẳng tâm lý, mệt mỏi do chăm con sau sinh, hoặc cũng có mẹ bị sốc tâm lý khi lần đầu làm mẹ cũng có thể khiến mẹ bị tắc sữa. Bởi khi ấy lượng nội tiết tố tạo sữa của mẹ bị mất cân bằng, dễ bị tắc sữa hơn khi bình thường.

3. Cách chữa tắc tia sữa

Có nhiều cách để trị tắc tia sữa mà mẹ có thể thử áp dụng xem liệu có khả năng cải thiện hay không. Tuy nhiên nếu như vú đã bị viêm hoặc có dấu hiệu bị áp xe thì không nên tự thông tia mà nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được đánh giá tình trạng và can thiệp kịp thời. Bởi có những trường hợp phải có quy trình xử lý bài bản mới có thể giải quyết dứt điểm được.

tắc tia sữa làm thế nào

Nên đi khám nếu tình trạng tắc sữa nghiêm trọng lên

Nếu tắc tia sữa chưa dẫn đến viêm, các mẹ có thể thử những cách sau:

3.1. Tắc tia sữa làm thế nào khi dùng máy hút sữa?

Theo thống kê, nếu mẹ dùng máy hút sữa để hút sữa cho con ăn khả năng bị tắc tia sữa sẽ cao hơn những mẹ trực tiếp cho con bú. Có nhiều nguyên nhân như: do lực hút của máy không phù hợp với bộ ngực của mẹ (lực hút mạnh quá hoặc nhẹ quá), do vệ sinh máy hút sữa chưa sạch sẽ, làm vi khuẩn xâm nhập vào đầu ti, khiến đầu ti bị tắc…

Với những mẹ có thói quen hút sữa bằng máy, nếu muốn chữa tắc tia sữa, hay lựa chọn những chế độ hút, hãng máy hút sữa phù hợp với bộ ngực của mình. Khi đã quyết định hút sữa bằng máy, cần thiết lập giờ hút sữa đều đặn, không nên để sữa quá lâu trong bầu ngực mà không hút ra.

Ngoài ra mẹ cũng nên chọn những loại phễu hút sữa mềm mại phù hợp, không gây kích ứng da, không nào đau rát ngực mẹ.

Quan trong nhất là trước khi hút sữa, mẹ cần cần làm những động tác như: Massage bầu ngực nhẹ nhàng, chườm ấm ngực bằng khăn rồi mới tiến hành hút sữa để lượng sữa được ra ngoài hết, không còn đọng lại ngực.

3.2. Tắc tia sữa làm thế nào khi cho con bú trực tiếp?

Những mẹ cho con bú trực tiếp sẽ ít bị tắc sữa hơn những mẹ vắt sữa bằng máy hoặc không cho con bú. Vậy nên khi cảm thấy ngực bắt đầu có dấu hiệu bị tắc sữa, cần tích cực cho con bú hơn nữa, tăng số lần cho con bú để cố gắng hút hết lượng sữa trong bầu ngực càng nhiều càng tốt. Lưu ý cần cho bé bú đúng cách, đúng khớp ngậm.

3.3. Cách thông tắc tia sữa bằng phương pháp dân gian

Có rất nhiều cách chữa tắc tia sữa theo phương pháp dân gian khá hiệu quả mà lại ít tốn kém, chị em bị tắc tia sữa có thể thử làm theo như:

– Dùng lá mít để chữa: Chọn hái những lá mít to, xanh, dày mình sau đó hơ nóng trên bếp lửa và để ấm rồi đắp lên bầu ngực nào bị tắc cho đến khi lá nguội thì xoa bóp ngực nhẹ nhàng và bóp những cục cứng sữa tắc chảy ra ngoài, cho đến khi nào không còn cục cứng nữa là được.

– Dùng lá bắp cải: Cách làm cũng làm giống như với lá mít là hơ nóng rồi đắp vào bầu ngực và vắt hết sữa tắc đi.

– Dùng xôi nếp để chữa tắc sữa: Đồ xôi nếp lêp, khi xôi vẫn còn nóng thì bọc xôi vào khăn vải mềm rồi áp vào và lăn tròn lên 2 bầu ngực theo chiều từ ngoài vào trong, cứ làm như vậy cho đến khi thấy xôi đã nguội thì sữa cũng sẽ chảy dần ra, dùng tay nắn nhẹ nhàng những cục tắc là xong.

Khi điều trị theo dân gian, chị em vẫn  nên tìm kiếm sự tư vấn và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên nghiệp. Điều này đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được sự điều trị an toàn và hiệu quả nhất cho tình trạng của mình.

Có rất nhiều cách để mẹ có thể chữa thông tắc tia sữa, mẹ có thể thử mọi cách để thông tắc tia một cách nhanh nhất. Tuy nhiên nếu không biết tắc tia sữa làm thế nào thì nên đi khám để được các bác sĩ giúp đỡ kịp thời, tránh tình trạng nặng lên vừa nguy hiểm vừa đau đớn cho mẹ. Trên đây là những thông tin về chữa tắc tia sữa, hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với chị em trong quá trình tìm cách thông tia sữa của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital