Tắc kinh có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của chị em phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Mỗi tháng, nguyệt san sẽ đến một lần, vậy nếu chị em bị tắc kinh có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và hậu quả của tình trạng này.

Một khi kinh nguyệt bị rối loạn, đa phần chị em sẽ rất lo lắng bởi đó là biểu hiện của sức khỏe gặp vấn đề. Tắc kinh nguyệt là tình trạng kinh nguyệt không xuất hiện. Sẽ có chị em thấy thoải mái vì không phải trải qua những ngày đèn đỏ khó chịu, nhưng thực chất, tắc kinh có thể là triệu chứng của một trong những bệnh lý nguy hiểm.

Tìm hiểu:Mơ thấy máu kinh nguyệt khi mang thai là điềm báo gì?

Bị tắc kinh, không gặp phải những khó chịu của ngày đèn đỏ thực tế không phải điều tốt.

Bị tắc kinh, không gặp phải những khó chịu của ngày đèn đỏ thực tế không phải điều tốt.

1. Nguyên nhân gây tắc kinh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc kinh ở chị em, phổ biến nhất là:

Mang thai: Khi trứng được thụ tinh làm tổ trong tử cung, trong vòng 9 tháng 10 ngày chị em sẽ không thấy kinh nguyệt. Các chị em trong giai đoạn đang cho con bú cũng gặp hiện tượng này. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường.

Do rối loạn hormone. Những chị em ăn uống, sinh hoạt ngủ nghỉ thất thường, béo phì… dễ bị mất cân bằng hormone, ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng và bị tắc kinh.

Những chị em lạm dụng rượu, thuốc lá, cà phê cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý về kinh nguyệt rất cao, đặc biệt là bị tắc kinh.

Có rất nhiều nguyên nhân bệnh lý dẫn đến tắc kinh, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản của chị em.

Có rất nhiều nguyên nhân bệnh lý dẫn đến tắc kinh, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản của chị em.

Thai ngoài tử cung: cũng giống như mang thai, trường hợp chị em bị thai ngoài tử cung cũng bị tắc kinh. (Tìm hiểu dấu hiệu mang thai ngoài tử cung TẠI ĐÂY)

Những chị em có tuyến giáp hoạt động kém, lượng prolactin giảm sẽ bị tắc kinh nguyệt.

Hoặc các trường hợp nạo phá thai không an toàn, bị viêm nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung… khiến tử cung bị tổn thương cũng có nguy cơ bị tắc kinh rất cao.

Các chị em trẻ nhưng đã bị suy buồng trứng do yếu tố di truyền, can thiệp thủ thuật khiến buồng trứng suy yếu cũng có biểu hiện kinh nguyệt ít hoặc tắc kinh.

2. Tắc kinh có nguy hiểm không?

Nhìn vào những nguyên nhân gây ra tắc kinh kể trên, chị em cũng phần nào đoán ra được tắc kinh nguy hiểm như thế nào. Cụ thể:

Chị em bị tắc kinh thường xuyên, kéo dài có nguy cơ bị vô sinh cao bởi không có kinh nguyệt chứng tỏ quá trình rụng trứng có vấn đề.

Nếu tắc kinh lâu này, tử cung của chị em sẽ bị teo nhỏ, chuyển hóa thành hội chứng Galactorrhea. Hội chứng này có thể dẫn đến chứng khô máu, cực kỳ nguy hiểm cho chị em.

Tắc kinh cực kỳ nguy hiểm, có thể khiến chị em không còn khả năng sinh sản.

Tắc kinh cực kỳ nguy hiểm, có thể khiến chị em không còn khả năng sinh sản.

Nếu nguyên nhân tắc kinh là do căng thẳng kéo dài, tâm lý không ổn định thì về lâu dài, chị em sẽ bị trầm cảm.

Tắc kinh do suy buồng trứng có thể dẫn đến teo cơ quan sinh dục, rối loạn khả năng tình dục, não hóa sớm. Bên cạnh đó chị em còn gặp phải rất nhiều bệnh lý như cao huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư tử cung, buồng trứng…

Trường hợp các chị em tắc kinh do nạo phá thai thì hậu quả để lại là tử cung sẽ bị tổn thương.

Tắc kinh lâu ngày do suy giảm chức năng tuyến yên còn khiến chị em bị hội chứng Sheehan, chấn thương sọ não…

Máu kinh loãng như nước màu hơi hồng hồng có phải là bình thường không?

Tắc kinh có nguy hiểm không

Khi bị tắc kinh từ 3-6 tháng, chị em cần đi khám bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.

Nếu  chị em bị tắc kinh từ 3-6 tháng mà không phải mang thai, tắc kinh kèm các dấu hiệu vú tiết dịch, bị nhức đầu, rụng tóc, suy giảm thị lực thì cần đến khám bác sĩ ngay để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời. Tắc kinh để lâu thì biến chứng càng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em.

Trên đây là những nguyên nhân và tác hại của chứng bệnh tắc kinh nguyệt. Nếu chị em còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đường dây nóng  1900 55 88 92  của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được hỗ trợ.

Xem thêm

  • Máu kinh có dịch nhầy là bị bệnh gì?
  • Trễ kinh 1 tháng thai được bao nhiêu tuần?
  • Chậm kinh 2 ngày liệu có thai không?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital