Tác hại của sinh mổ đối với mẹ và bé

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

sinh mổ hay sinh thường thì không có phương pháp sinh nào là hoàn hảo. Dưới đây, mời các mẹ bầu cùng tìm hiểu về những tác hại của sinh mổ.

1. Những tác hại của sinh mổ đối với mẹ

1.1. Đau sau phẫu thuật

Các mẹ sẽ cần giảm đau một thời gian sau phẫu thuật và cần thời gian phục hồi lâu hơn so với sinh thường. Có thể các mẹ sẽ cảm thấy đau ở vết mổ trong vài ngày đầu. Trong tuần đầu tiên, hoặc lâu hơn, mẹ sẽ bị khó chịu trong bụng khi vết thương phục hồi.

Sinh mổ có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của các chị em trong một thời gian dài. Tỷ lệ phụ nữ bị khó chịu ở bụng kéo dài vài tháng sau mổ đẻ là khoảng 10%.

Những tác hại của sinh mổ đối với mẹ

Sinh mổ hay sinh thường vẫn luôn tiềm ẩn những nguy cơ cho mẹ và bé.

1.2. Mất máu

Các mẹ sinh mổ sẽ mất máu nhiều hơn so với sinh thường. Hầu hết việc ra máu sẽ xảy ra trong thời điểm phẫu thuật sẽ được bác sĩ xử lý. Tuy nhiên, một trong những nguy cơ chính của sinh mổ là bị chảy máu nhiều hơn so với dự kiến trong quá trình phẫu thuật. Xuất huyết nghiêm trọng là không phổ biến, nếu xảy ra, mẹ sẽ được truyền máu. Điều này nghe có vẻ đáng sợ nhưng các mẹ sẽ được điều trị ngay.

>> Tham khảo: Sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu có nguy hiểm không?

Mẹ bầu sinh mổ có nguy cơ mất máu cao hơn sinh thường. Nhưng các bác sĩ sẽ xử lý được vấn đề này.

Mẹ bầu sinh mổ có nguy cơ mất máu cao hơn sinh thường. Nhưng các bác sĩ sẽ xử lý được vấn đề này.

1.3. Nhiễm trùng

Khoảng 1/12 phụ nữ bị nhiễm trùng sau sinh mổ, vì vậy, trước khi sinh, bác sĩ sẽ tiêm cho mẹ một liều kháng sinh để giảm nguy cơ này.

3 bệnh nhiễm trùng chính là:

Nhiễm trùng vết thương. Triệu trứng là tấy đỏ và chảy máu. Nguy cơ này dễ xảy ra nếu mẹ bị thừa cân, béo phì hoặc tiểu đường.

Nhiễm trùng niêm mạc tử cung, còn gọi là viêm nội mạc tử cung. Triệu chứng bao gồm chảy máu nhiều, chảy máu bất thường, máu có mùi hôi hoặc sốt sau sinh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do đặt ống thông tiểu. Triệu chứng bao gồm đau bụng dưới, đau háng, sốt, ớn lạnh, hay nhầm lẫn.

1.4. Máu đông

Bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng làm tăng nguy cơ tạo ra máu đông và điều này có thể nguy hiểm. Nếu máu đông nằm ở phổi, nó có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ. Các đấu hiệu bao gồm ho hoặc khó thở, sưng đau ở bắp chân. Hãy gọi cho bác sĩ nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào kể trên sau sinh mổ.

Tham khảo bài đọc sau: Ca sinh mổ mất bao lâu

Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi mà bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ hay sinh thường.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi mà bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ hay sinh thường.

1.5. Bị dính ruột

Mẹ bầu sinh mổ có nguy cơ bị dính ruột khi vết thương đã lành. Thật khó để nói chính xác có bao nhiêu chị em bị dính ruột sau sinh mổ bởi hầu hết không có triệu chứng nào. Tuy nhiên, tỷ lệ bị dính ruột sẽ tăng cao hơn khi chị em sinh mổ nhiều lần.

>> Tìm hiểu: Phụ nữ mổ đẻ được mấy lần?

Dính ruột có thể gây đau bởi nó hạn chế sự chuyển động của các cơ quan nội tạng. Dù không phổ biến nhưng sự kết dính có thể gây ra tắc ruột và khả năng sinh sản nếu như nó chèn ép hoặc chặn các cơ quan xung quanh.

1.6. Tác dụng phụ của thuốc gây tê

Hầu hết các ca sinh mổ sẽ bao gồm gây tê màng cứng hoặc gây tê tủy sống bởi các biện pháp này an toàn hơn so với gây mê toàn thân. Nhưng bất cứ phương pháp gây tê nào cũng đi kèm với nguy cơ:

Đau đầu dữ dội: tỷ lệ phụ nữ bị ảnh hưởng này là 1%.

Tổn thương thần kinh: điều này rất hiếm khi xảy ra.

2. Rủi ro của sinh mổ với em bé

Em bé khi sinh mổ có nguy cơ gặp các vấn đề về hô hấp.

Em bé khi sinh mổ có nguy cơ gặp các vấn đề về hô hấp.

Em bé có thể hoàn toàn khỏe mạnh, cả trong và sau khi sinh mổ. Một số bé có thể gặp vấn đề về hô hấp. Nhưng những vấn đề này thường không quan trọng. Tuy nhiên, có bé sẽ cần được chăm sóc đặc biệt để hồi phục.

Các vấn đề về hô hấp có khả năng xảy ra khi trẻ sinh non hoặc sinh mổ. Nếu bé được sinh mổ trước khi mẹ chuyển dạ, đặc biệt trước 39 tuần thì nguy cơ bị mắc các bệnh về hô hấp cao hơn.

Khoảng 2% trẻ sơ sinh bị dao mổ của bác sĩ vô tình cứa phải, nhưng vết thương sẽ lành lại và không gây ra bất cứ tác hại nào.

Các bé sinh mổ có khả năng phải ở lại đơn vị chăm sóc đặc biệt cao hơn bé sinh thường.

Về lâu dài, các bé sinh mổ có thể có nguy cơ bị hen suyễn.

Trên đây là những tác hại của sinh mổ. Bên cạnh đó, sinh mổ sẽ có rất nhiều điểm tốt khác như mẹ bầu ít đau đớn hơn sinh thường, con nhanh chóng chào đời, em bé cũng an toàn hơn trong những trường hợp thai nhi kích thước lớn… Tùy vào tình trạng của mẹ và thai nhi mà bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh thường hay sinh mổ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này, chị em hãy liên hệ tới đường dây nóng của bệnh viện Thu Cúc 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.

Xem thêm

>> Sinh mổ có bị băng huyết không?

> Phụ nữ đẻ mổ có được ăn tôm không?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital