Tác dụng phụ của gây tê tủy sống khi sinh mổ là gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Gây tê tủy sống khi sinh mổ là việc thực hiện thủ thuật giảm đau cho mẹ trong suốt quá trình mổ lấy thai. Thủ thuật này được sử dụng phổ biến trong các ca mổ đẻ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho mẹ. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu thêm về chủ đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm thủ thuật gây tê tủy sống khi đẻ mổ là gì?

Gây tê tủy sống khi đẻ mổ là một thủ thuật phổ biến thường được áp dụng trước khi thực hiện mổ lấy thai. Thủ thuật này có tác dụng làm mất cảm giác cho sản phụ và không gây đau đớn trong khi thực hiện ca phẫu thuật mổ đẻ.

Gây tê tủy sống được thực hiện khi sản phụ vẫn còn đang rất tỉnh táo, không gặp bất cứ vấn đề gì về nghe, nhìn hay choáng váng. Trước khi thực hiện gây tê tủy sống, sản phụ cũng sẽ được trao đổi với bác sĩ gây tê để nắm được cách thực hiện và tác dụng của thủ thuật này, đồng thời tầm soát được khả năng dị ứng có thể xảy ra nếu mẹ có tiền sử bị dị ứng với hoạt chất trong thuốc tê.

Gây tê tủy sống khi sinh mổ là một thủ thuật phổ biến thường được áp dụng trước khi thực hiện mổ lấy thai

Gây tê tủy sống khi đẻ mổ là một thủ thuật phổ biến thường được áp dụng trước khi thực hiện mổ lấy thai.

Thủ thuật này được thực hiện trong phòng mổ vô trùng. Sau khi được gây tê, sản phụ sẽ bị mất cảm giác từ phần bụng trở xuống chân. Mẹ sẽ cảm thấy tê bì và không còn cảm giác gì khi bác sĩ thực hiện mổ lấy thai. Cảm giác tê bì này sẽ từ từ biến mất và có cảm giác chân trở lại trong vòng 1 ngày sau ca phẫu thuật mổ đẻ.

Phương pháp gây tê tủy sống được đánh giá là an toàn và ưu việt hơn so với phương pháp gây mê. Bởi khi gây tê, mẹ bầu vẫn hoàn toàn tỉnh táo và được theo dõi các chỉ số nhịp tim, huyết áp liên tục. Ngoài ra, gây tê tủy sống cũng giảm thiểu bớt các nguy hiểm và biến chứng cho mẹ và bé hơn phương pháp gây mê.

2. Gây tê tủy sống khi đẻ mổ được thực hiện ra sao?

Trước khi tiến hành gây tê tủy sống cho sản phụ, bác sĩ gây tê sẽ sát trùng cẩn thận tại vị trí giữa lưng, đoạn tủy sống. Điều này giúp phòng tránh khả năng nhiễm trùng sau khi thực hiện thủ thuật.

Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại vị trí gần tủy sống của mẹ bầu. Thủ thuật này được tiến hành nhanh chóng, chỉ trong vòng 15 – 20 phút. Thuốc tê có tác dụng ngay lập tức, ban đầu sẽ có hiện tượng hơi nóng nóng tại vùng bụng và chân. Sau đó, cảm giác tê bì và mất cảm giác sẽ lan tỏa hoàn toàn từ vùng bụng xuống dưới 2 chân. Bác sĩ sẽ nhấc từng chân của mẹ lên để kiểm tra kỹ càng xem mẹ có còn cảm thấy gì nữa hay không.

3. Một số tác dụng phụ của gây tê tủy sống lúc sinh mổ mẹ bầu cần biết

3.1. Gây tê tủy sống khi sinh mổ gây cho mẹ cảm giác buồn nôn

Sản phụ có thể cảm nhận được những phản ứng rất nhanh chóng ngay từ những phút đầu tiên sau khi thuốc gây tê được tiêm vào tủy sống. Tác dụng phụ đầu tiên đó là huyết áp giảm gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Các triệu chứng này có thể kéo dài cho đến khi thuốc gây tê hết tác dụng. Tuy nhiên mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi đây chỉ là phản ứng, cơ chế tự vệ bình thường của cơ thể và hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé.

3.2. Gây tê tủy sống khi sinh mổ gây cảm giác đau đầu

Đau đầu là phản ứng phổ biến nhất trong số các tác dụng phụ của gây tê tủy sống khi đẻ mổ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu được giải thích là do sự rò rỉ dịch não tủy qua con đường màng cứng ở lưng, gây ra thuyên giảm rào cản đệm ở vị trí các dây thần kinh cảm giác, làm giãn mạch máu não và gây áp lực lên não tủy. Sản phụ thường đau xung quanh trán, vùng sau mắt hoặc ở vị trí đáy hộp sọ. Đôi khi còn bị đau lan xuống vùng cổ của sản phụ. Cảm giác đau có thể là đau nhói, đau từng giai đoạn hoặc đau liên tục dồn dập kéo dài.

Trong một số trường hợp, nhức đầu cũng khiến sản phụ nhạy cảm với ánh sáng và buồn nôn. Chứng đau đầu có thể xuất hiện từ 1 – 3 ngày sau khi mổ lấy thai, từ từ thuyên giảm và hết hẳn sau 1 vài ngày.

3.3. Lạnh người là tác dụng phụ của gây tê tủy sống

Tác dụng phụ này có thể xảy ra ngay sau khi ca mổ kết thúc. Mẹ có thể sẽ cảm thấy rét run từng cơn, lạnh người từ bên trong cơ thể. Do đó, vào lúc này, mẹ có thể yêu cầu điều dưỡng lấy giúp chăn để đắp nhằm mục đích đỡ bị nhiễm lạnh.

Đau đầu là phản ứng phổ biến nhất trong số các tác dụng phụ của gây tê tủy sống khi sinh mổ

Đau đầu là phản ứng phổ biến nhất trong số các tác dụng phụ của gây tê tủy sống khi đẻ mổ.

3.4. Mẹ có thể cảm thấy ngứa

Đây có thể được coi là một tác dụng phụ khác của gây tê tủy sống. Đây là một phản ứng của cơ thể gây ra do nồng độ thuốc giảm đau được thêm vào trong khi gây tê tủy sống. Khi thuốc hết tác dụng, khoảng từ 1-2 ngày sau sinh mổ, tình trạng ngứa này sẽ thuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên trên thực tế, một số mẹ có thể vẫn thấy tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.

3.5. Khó thở nhẹ

Lúc này, khi thuốc gây tê phát huy tác dụng và di chuyển cao hơn trong cơ thể, sản phụ có thể sẽ xảy ra tình trạng khó thở nhẹ, tê bì, yếu hơn ở vai và cánh tay, kèm theo nôn mửa. Nếu mẹ gặp tình trạng như này, bác sĩ có thể chỉ định mẹ sử dụng thở thêm oxy hoặc tiêm tĩnh mạch để ổn định huyết áp.

3.6. Hiện tượng đau lưng hậu sản

Trên thực tế, hiện tượng đau lưng có thể xảy ra với bất cứ sản phụ nào, bao gồm cả sinh thường và sinh mổ. Do vậy, chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh việc mẹ sử dụng gây tê tủy sống trong khi mổ đẻ là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau lưng.

Một số triệu chứng đau lưng hậu sản có thể là: đau nhức nhẹ, đau âm ỉ, đau dữ dội. Hiện tượng đau lưng cũng có thể do các mô bị tổn thương trong quá trình kim tiêm đi qua, hoặc sản phụ nằm ở vị trí không thoải mái trong suốt quá trình phẫu thuật.

Một số triệu chứng khác mẹ có thể gặp phải sau khi thực hiện gây tê tủy sống: tê bì chân tay, thở khó khăn, khó đi tiểu,…

4. Một số biện pháp hạn chế ảnh hưởng của gây tê tủy sống khi đẻ mổ

Nếu mẹ thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào sau khi gây tê tủy sống khi sinh mổ mẹ hãy lập tức đi thăm khám bác sĩ

Nếu mẹ thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như: sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức, khó thở,…mẹ hãy lập tức đi thăm khám bác sĩ.

Đầu tiên, trước khi thực hiện gây tê tủy sống, mẹ cần kiểm tra, thăm khám kỹ càng với bác sĩ gây tê, để lường trước được những tác dụng phụ có thể xảy ra sau quá trình mổ lấy thai. Đồng thời bác sĩ cũng biết được tiểu sử dị ứng của mẹ để kịp thời đưa ra những lời khuyên, tư vấn phù hợp.

Trong quá trình thực hiện gây tê tủy sống, mẹ buộc phải làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh việc cử động quá nhiều có thể làm chệch mũi tiêm, làm giảm tác dụng của thuốc.

Sau khi kết thúc ca phẫu thuật, mẹ nên có chế độ ăn uống, bồi bổ cơ thể hợp lý để nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Mẹ hoàn toàn có thể tập đi lại nhẹ nhàng trong phòng hoặc luyện tập một số môn thể thao như: yoga, ngồi thiền,…

Nếu cơ thể mẹ quá mệt mỏi và đau nhức, mẹ có thể nhờ người thân thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng, hoặc tham gia một số buổi vật lý trị liệu áp dụng cho sản phụ.

Ngoài ra, nếu mẹ thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như: sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức, khó thở,…mẹ hãy lập tức đi thăm khám bác sĩ để được kịp thời xử lý và điều trị.

Để được tư vấn thêm thông tin hoặc đặt lịch khám, mẹ vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI ngay nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital