Suy buồng trứng sớm ở phụ nữ đời sống sinh hoạt

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Suy buồng trứng sớm ở phụ nữ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng đời sống sinh hoạt. Không chỉ thế, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn ở nữ giới.

1. Thế nào là suy buồng trứng sớm?

Suy buồng trứng sớm là tình trạng ngừng hoạt động chức năng buồng trứng ở những phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước tuổi 40, biểu hiện thường thấy là bất thường về chu kỳ kinh như thiếu kinh hoặc không có kinh kéo theo giảm khả năng sinh sản.

Suy buồng trứng sớm là tình trạng ngừng hoạt động chức năng buồng trứng ở những phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước tuổi 40

Suy buồng trứng sớm là tình trạng ngừng hoạt động chức năng buồng trứng ở những phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước tuổi 40

Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh tự nhiên hiếm khi còn thấy kinh trở lại, nhưng người phụ nữ bị suy buồng trứng sớm có thể xuất hiện hành kinh trở lại dù không đều. Người mãn kinh tự nhiên không thể có thai nhưng trong một vài trường hợp suy buồng trứng sớm vẫn có thể mang thai.

2. Suy buồng trứng sớm biểu hiện thế nào?

Khi bị suy buồng trứng sớm, chị em thường gặp các triệu chứng như kinh nguyệt không đều, mãn kinh tự nhiên bằng những cơn bốc hỏa, vã mồ hôi về đêm, dễ kích động, khó tập trung tư tưởng, giảm ham muốn tình dục, đau khi quan hệ, âm đạo khô, mất khả năng sinh sản, rối loạn tiết niệu (tiểu nhiều lần, són tiểu…).
Bệnh suy buồng trứng sớm ở nữ giới do nồng độ hoóc môn giảm nên chị em có thể mắc một số bệnh như: stress, loãng xương, suy tuyến giáp, bệnh tim (do những thay đổi về nội tiết tố dẫn đến tăng nguy cơ phát triển bệnh tim sau này)….ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ.

Chị em thường thấy kinh nguyệt không đều, thường vã mồ hôi, bốc hỏa và giảm ham muốn tình dục khi bị suy buồng trứng sớm

Chị em thường thấy kinh nguyệt không đều, thường vã mồ hôi, bốc hỏa và giảm ham muốn tình dục khi bị suy buồng trứng sớm

Vào giai đoạn muộn, nhiều người còn bị hạ huyết áp và sạm da… Nếu không phát hiện bệnh kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.

3. Loại bỏ suy buồng trứng sớm bằng cách nào?

Hiện vẫn chưa có phương pháp phục hồi chức năng hoạt động bình thường của buồng trứng mà chỉ có thể hạn chế các biểu hiện của bệnh.
Chị em cần tìm đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, làm một số xét nghiệm chẩn đoán nhằm đánh giá mức độ và tình trạng bệnh. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.
Phương pháp sử dụng hocmon thay thế: Nhằm giảm bớt các triệu chứng giống như hội chứng mãn kinh; rối loạn vận mạch, rối loạn chức năng tình dục, các vấn đề về da, tâm trạng, thể chất mệt mỏi… và ngăn ngừa hệ quả của sự thiếu hụt estrogen như tình trạng loãng xương.

Chị em nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh

Chị em nên tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh

Hạn chế hiếm muộn: Có rất nhiều phương pháp được thực hiện nhằm phục hồi chức năng của buồng trứng như dùng corticosteroid, oestradiol, clomiphene citrate, …
Tuy nhiên, cũng có khoảng 5-10% số bệnh nhân mang thai mà không cần can thiệp. Những người khác muốn có thai cần áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm: Lấy trứng của phụ nữ khác cho kết hợp với tinh trùng của chồng rồi đặt vào tử cung bệnh nhân.
Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Chính vì thế khi bị suy buồng trứng sớm, chị em cần bình tĩnh đi khám và xử trí kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital