Nguyên tắc vàng sơ cứu đột quỵ giúp mang lại sự sống

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh đột quỵ hay tai biến mạch máu não ngày càng tăng và mức độ trẻ hóa hơn trước rất nhiều. Đối với những người bị đột quỵ thì “thời gian là vàng” hay “thời gian là não”. Bởi nếu bệnh nhân được đưa đến bệnh viện càng sớm thì khả năng chữa được càng cao, ngược lại bệnh nhân đến càng trễ thì khả năng thành công thấp để lại nhiều di chứng nặng nề và nguy cơ tử vong cao. Với những người bị đột quỵ, ngoài việc được cấp cứu sớm thì việc sơ cứu đúng cách giúp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân khi chưa nhận được sự hỗ trợ y tế từ bác sĩ cấp cứu. Sau đây là các bước sơ cứu đột quỵ bạn cần phải biết.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là gì

Bệnh nhân bị đột quỵ nếu được đưa đến bệnh viện càng sớm thì khả năng chữa được càng cao, ngược lại bệnh nhân đến càng trễ thì khả năng thành công thấp để lại nhiều di chứng nặng nề và nguy cơ tử vong cao. (ảnh minh họa)

Đột quỵ là tình trạng máu cũng cấp lên một phần não bị đột ngột ngừng trệ hoặc các huyết khối từ tim di chuyển lên làm tắc mạch máu não nếu không được xử trí kịp thời sẽ gây chết não.

Các biểu hiện bị đột quỵ

– Liệt mặt: Yêu cầu người bệnh cười và quan sát dấu hiệu miệng lệch qua một bên, nếp má mũi hai bên không đều.

– Yếu liệt tay: Yêu cầu người bệnh nâng cao hai tay lên và quan sát dấu hiệu rơi của một bên tay.

– Rối loạn tiếng nói: Yêu cầu người bệnh nói một vài câu và ghi nhận các biểu hiện bất thường như loạn tiếng nói, không nói được hay không hiểu hay nói sai câu yêu cầu.

– Đột ngột rối loạn thị giác, chóng mặt choáng váng, đau đầu dữ dội.

Xử trí và sơ cứu đột quỵ

sơ cứu người bị đột quỵ

Đối với những người bị đột quỵ thì thời gian là “vàng” cần liên hệ đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. (ảnh minh họa)

Khi thấy người bệnh có các biểu hiện đột quỵ, biện pháp xử trí cần thiết và an toàn nhất bắt buộc phải làm là gọi cấp cứu ngay. Trong trường hợp đội ngũ cấp cứu chưa thể tiếp cận được thì cần vận chuyển bệnh nhan an toàn và nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất có xử trí đột quỵ để người bệnh được xử trí kịp thời. Chú ý là cần vận chuyển nhẹ nhàng, tránh va đập, tránh sốc vác hay rung lắc mạnh người bệnh.

Trong thời gian chờ xe cấp cứu đến bạn cần nhớ các nguyên tắc để sơ cứu người bị đột quỵ như sau:

  • Không để cho người bệnh tiếp tục di chuyển vì có thể bị ngã
  • Đặt người bệnh nằm xuống nơi bằng phẳng, nằm nghiêng một bên
  • Làm thông thoáng đường thở bằng cách lau sạch các đờm, rãi, thức ăn thừa chảy ra ở miệng, mũi
  • Nới lỏng quần áo, để người bệnh nằm nơi thoáng mát trong tư thế thoải mái nhất.
  • Ghi nhớ thời điểm người bệnh khởi phát các dấu hiệu đột quỵ
  • Khi xe cứu thương đến, vận chuyển người bệnh nhẹ nhàng và nhanh chóng lên xe cứu thường và đến cơ sở y tế gần nhất.

Khi sơ cứu người bị đột quỵ tuyệt đối KHÔNG làm những việc sau:

  • Tuyệt đối không được dùng kim chích máu 10 đầu ngón tay, chân.
  • Tuyệt đối không cạo gió.
  • Không cho người bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì.
  • Không chờ đợi hy vọng các triệu chứng thoái lui, cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kip thời.

Vì sao bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa

thói quen gây đột quỵ ở người trẻ

Tỷ lệ người trẻ tuổi bị đột quỵ ngày càng cao do các thói quen như thức khuya, tắm muộn, uống nhiều bia rượu,… (ảnh minh họa)

Thông thường đột quỵ thường xảy ra ở độ tuổi 60-70 tuổi.  Người ta thấy rằng, tuổi càng lớn nguy cơ đột quỵ càng lớn. Bởi khi tuổi lớn  bệnh nhân dễ bị tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh tim mạch,… đây là các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ. Tuy nhiên gần đây số bệnh nhân bị đột quỵ ở lứa tuổi trẻ cũng khá thường gặp do nhiều nguyên nhân sau đây gây ra:

– Thứ nhất là việc sử dụng các loại thuốc gây nghiện, đặc biệt là thuốc lá vì thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra đột quỵ.

– Tiếp theo là việc sử dụng quá nhiều rượu bia.

– Stress cao cũng làm tăng tần suất mắc bệnh đột quỵ ở người trẻ gia tăng.

– Ngoài ra với thói quen sinh hoạt như tắm muộn, thức khuya,… cũng sẽ khiến nguy cơ đột quỵ ở người trẻ gia tăng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital