Sinh thường gây tê màng cứng và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ

Ngày nay có nhiều bà mẹ lựa chọn sinh thường gây tê màng cứng để tránh những cơn đau nhiều khi chuyển dạ. Vậy phương pháp này có ưu và nhược điểm gì? Bài viết sẽ cung cấp thêm thông tin để bạn đọc hiểu rõ hơn.

Sinh thường gây tê màng cứng là phương pháp đẻ không đau được nhiều người lựa chọn.

Sinh thường gây tê màng cứng là phương pháp đẻ không đau được nhiều người lựa chọn.

1. Sinh thường gây tê màng cứng là gì?

Sinh thường gây tê màng cứng hay còn gọi là đẻ thường không đau là phương pháp sinh thường có sự hỗ trợ của thủ thuật gây tê màng cứng. Thông thường khi cổ tử cung mở được 2 – 3cm bác sĩ sẽ tiêm một mũi gây tê vào cột sống, thuốc từ đó phân tán đối xứng sang hai vùng lân cận xung quanh làm tê liệt một vài bộ phận chịu áp lực nhất trong khi chuyển dạ.

2. Ưu điểm của sinh thường gây tê màng cứng

Sinh thường gây tê màng cứng giúp giảm đau hiệu quả, tránh những cơn đau nhiều, tránh mất sức cho mẹ, nhất là trong trường hợp sản phụ sức khỏe không tốt và thời gian chuyển dạ dài

Thủ thuật sinh thường không đau giúp gạt bỏ áp lực tâm lý, giúp mẹ bầu thoải mái sẵn sàng cho cuộc vượt cạn.

Sinh thường gây tê màng cứng giúp giảm áp lực tâm lý cho mẹ trước cuộc vượt cạn.

Sinh thường gây tê màng cứng giúp giảm áp lực tâm lý cho mẹ trước cuộc vượt cạn.

Gây tê màng cứng là hình thức gây tê vùng do đó sản phụ vẫn hoàn toàn tỉnh táo và có thể nhận biết toàn bộ quá trình vượt cạn của mình ngoại trừ không cảm nhận thấy những cơn đau chuyển dạ.

Lựa chọn sinh thường không đau giúp giảm tỉ lệ sinh mổ trong trường hợp sản phụ mất sức.

3. Những trường hợp không được gây tê màng cứng?

Mặc dù sinh thường gây tê màng cứng là phương pháp đem lại nhiều lợi ích tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng được. Một số trường hợp loại trừ là:

Người dị ứng thuốc tê nhóm amide

Người bị tụt huyết áp chưa điều chỉnh được hoặc có bệnh lý về thần kinh, tủy sống

Người đang bị viêm cấp tính, nhiễm trùng huyết hoặc đang dùng thuốc chống đông máu

Theo quy trình sinh nở trong sản khoa, trước khi tiến hành gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ gây mê sẽ tiến hành khám, kiểm tra và đánh giá xem sản phụ có thuộc trường hợp chống chỉ định với thuốc gây tê ngoài màng cứng không, do đó tỉ lệ biến chứng là rất nhỏ. Bên cạnh đó, nếu thực hiện đúng kĩ thuật, kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng hầu như không ảnh hưởng gì về sau bạn không cần phải lo lắng.

4. Có nên sinh thường gây tê màng cứng không?

Có nên sinh thường gây tê màng cứng không là tùy vào từng trường hợp và căn cứ vào nhận định của bác sĩ. Nếu quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh, cổ tử cung mở nhanh thì không cần thiết dùng sự hỗ trợ của gây tê ngoài màng cứng. Nhưng nếu sức khỏe mẹ không tốt, ngưỡng chịu đau kém hoặc có dấu hiệu mất sức do thời gian chuyển dạ quá dài thì sinh thường không đau là lựa chọn tốt.

Có nên áp dụng hình thức sinh thường gây tê màng cứng không là tùy từng trường hợp và phụ thuộc vào nhận định của bác sĩ.

Có nên áp dụng hình thức sinh thường gây tê màng cứng không là tùy từng trường hợp và phụ thuộc vào nhận định của bác sĩ.

Bài viết trả lời câu hỏi về sinh thường gây tê màng cứng hi vọng đã cung cấp đến bạn đọc những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm kiến thức liên quan vui lòng liên hệ Tổng đài bệnh viện Thu Cúc 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital