Một ca sinh mổ gồm những bước nào, hẳn là nỗi băn khoăn của không ít bà mẹ sinh con lần đầu. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy trình sinh mổ.
Menu xem nhanh:
1. Có những hình thức sinh mổ nào?
Sinh mổ là phẫu thuật nhằm đưa thai nhi ra ngoài thay vì sinh thường qua đường âm đạo. Có 2 hình thức sinh mổ:
– Sinh mổ chủ động có sự đồng ý của người mẹ và bác sĩ sản khoa, được thực hiện trước khi người mẹ chuyển dạ. Sinh mổ được chọn khi người mẹ có vấn đề về sức khoẻ như bị cao huyết áp hoặc nhau thai bám cổ tử cung (nhau tiền đạo). Ca mổ này thông thường thực hiện vào kỳ mang thai tuần thứ 39 hoặc trễ hơn. Chỉ trong trường hợp cấp bách do điều kiện sức khoẻ thì bạn mới phải thực hiện sớm hơn kế hoạch.
– Sinh mổ khẩn cấp thường xảy ra khi người mẹ bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ nhưng có biến chứng bất ngờ như bị suy thai, thai nhi cần phải được đưa ra ngoài thật nhanh trong vòng vài phút khi phát hiện vấn đề.
Sinh mổ là biện pháp an toàn cho mẹ và bé nhưng đó là phẫu thuật chính ở vùng bụng nên vẫn có những rủi ro ảnh hưởng đến sức khoẻ như sau:
- Bị tổn thương hoặc nhiễm trùng tử cung
- Xuất huyết
- Máu đông cục
- Ruột hoặc bàng quang bị tổn thương do phẫu thuật
- Dính ruột, tắc ruột. Tắc ống dẫn trứng gây vô sinh thứ phát
Biến chứng thường xảy ra dưới 10% các ca mổ lấy con. Và tỉ lệ tử vong ở các bà mẹ là thấp hơn 0.02.
2. Sinh mổ gồm những bước nào?
Khi bước vào quá trình sinh mổ, bạn sẽ trải qua những bước sau đây:
Bước1: Chuẩn bị
+ Gây tê cho mẹ
+ Đưa ống thông vào niệu đạo của mẹ
+ Truyền tĩnh mạch nếu chưa truyền trước đó
Bước 2:Tạo vết mổ đưa em bé ra ngoài:
+ Thực hiện vết rạch thường là vết ngang và nhỏ ở da, phía trên xương mu.
+ Đến cơ bụng, bác sĩ tách vết mổ ra, tới tử cung, bác sĩ sẽ tạo thêm một vết cắt ngang phần dưới
+ Bác sĩ đưa tay vào trong và kéo em bé ra ngoài.
Bước 3:Đưa nhau thai ra và khâu vết mổ
+ Bác sĩ sẽ đưa nhau thai ra ngoài và tiến hành quá trình khâu vết mổ lại.
+ Quá trình sinh mổ hoàn tất, mẹ được đưa vào phòng hồi sức để theo dõi.
3. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào trong suốt ca sinh mổ?
Nếu bạn được gây mê toàn thân, bạn sẽ không cảm giác gì cho đến khi bạn tỉnh lại sau một giờ đồng hồ hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, hầu hết các ca sinh mổ đều thực hiện với biện pháp gây tê tuỷ cột sống hoặc gây tê màng cứng bằng cách tiêm vào gần cuối cột sống. Bạn sẽ thấy mất cảm giác ở vùng ngực đến ngón chân, bao gồm vùng bụng và nơi bị rạch.
Trong lúc phẫu thuật, bạn sẽ trải nghiệm cảm giác về áp lực nhưng sẽ không thấy đau. Vài người chia sẻ họ có cảm giác bị lục lọi trong bụng nhưng không cảm thấy đau.
Nếu bạn vẫn còn tỉnh táo trong lúc phẫu thuật, bác sĩ sản khoa sẽ nói cho bạn biết họ đang làm gì. Đội ngũ phẫu thuật cũng sẽ nói về việc phẫu thuật. Bạn có thể hỏi nếu có thắc mắc. Bạn có thể nghe tiếng dụng cụ y khoa va chạm nhau, tiếng bíp của máy đo nhịp tim và tiếng hút nước.
Sau khi được khâu lại, bạn cần thời gian để hồi phục và được giám sát nhịp tim và huyết áp cho đến khi ổn định. Sau đó, bạn sẽ được đưa về phòng, nếu không có gì nghiêm trọng, bạn và bé sẽ được ở cùng phòng suốt thời gian hồi phục.
Thuốc tê sẽ mất thời gian để từ từ hết, bạn vẫn có thể còn bị tê từ vùng dưới ngực trở xuống chân. Hãy tranh thủ ẵm bé vào lòng và thử cho bé bú sữa mẹ.
Trên là chia sẻ về sinh mổ gồm những bước nào và một vài điều cần biết trong quá trình sinh mổ, hi vọng bạn có thêm thông tin hữu ích để không bỡ ngỡ khi bước vào phòng mổ. Nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.
Xem thêm
>> Sinh mổ đau như thế nào?
> Sinh mổ ở đâu tốt nhất Hà Nội
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc