Sinh mổ có bị sa tử cung không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chào bác sĩ. Sinh mổ có bị sa tử cung không ạ? Cháu mang thai tháng thứ 8 và phải sinh mổ. Cháu rất lo lắng vì nghe nói sinh mổ xong rất dễ gặp hiện tượng này. Xin bác sĩ tư vấn. – Kim Anh (27 tuổi, Bắc Ninh)

Xin chào Kim Anh! Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi vào hòm thư tư vấn của Bệnh viện Thu Cúc. Thắc mắc của bạn sẽ được tư vấn trong phần dưới đây.

Sinh mổ có bị sa tử cung không?

Không chỉ bạn mà khá nhiều chị em lựa chọn hình thức sinh mổ đều cảm thấy lo lắng không biết “Sinh mổ có bị sa tử cung không?”

Trước tiên, bạn cần hiểu rõ, sa tử cung là gì? Đây là hiện tượng dạ con bị sa xuống vùng âm đạo do sau khi sinh, tử cung chưa hồi phục được trạng thái ban đầu mà cơ và dây chằng khung chậu lại bị co giãn nhiều nên  không nâng đỡ được tử cung.

sinh-mo-co-bi-sa-tu-cung-khong-1

Sinh mổ có bị sa tử cung không là điều nhiều chị em thực hiện phương pháp sinh này cảm thấy lo lắng

Sa tử cung là một trong những biến chứng khá thường gặp sau khi sinh nếu mẹ không biết cách nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe sau sinh đúng cách.

Những chị em bị suy nhược cơ thể sau sinh, từng sinh non nhiều lần, ít vận động,vận động mạnh, làm việc nặng quá sớm mà không kiêng cữ… đều là những đối tượng có nguy cơ cao bị sa tử cung sau sinh.

Trên thực tế, sa tử cung thường gặp hơn ở các mẹ sinh thường bởi khi sinh mổ, em bé không đi qua cửa mình của mẹ nên vùng này ít bị tổn thương hơn, khung xương chậu cũng như dây chằng không bị co giãn quá nhiều.

sinh-mo-co-bi-sa-tu-cung-khong-2

Mẹ sinh thường sẽ có nguy cơ bị sa tử cung nhiều hơn so với mẹ sinh mổ

Bạn Kim Anh thân mến, nếu bạn thực hiện sinh mổ, thì bạn không nên quá lo lắng về điều này. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn không đề phòng hiện tượng sa tử cung bởi hiện tượng này chỉ hiếm chứ không phải không thể xảy ra đối với những người thực hiện sinh mổ.

Do đó, sau khi sinh, bạn có thể thực hiện một số việc dưới đây để hạn chế nguy cơ gặp phải hiện tượng sa tử cung:

– Không nên nằm quá nhiều mà nên vận động nhẹ nhàng.

– Không ngồi xổm, bê vác, lao động nặng sớm.

– Uống đủ nước. Mỗi ngày cần uống từ 1,5 – 2 lít nước.

– Có chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

sinh-mo-co-bi-sa-tu-cung-khong-3

Nếu có dấu hiệu bị sa tử cung sau sinh, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện để tiến hành thăm khám

– Tuyệt đối không được nhịn tiểu sau sinh.

– Cho con bú mẹ sớm nhất có thể sau sinh.

Đặc biệt, nếu có dấu hiệu bị sa tử cung hoặc bất kì bất thường nào về sức khỏe xảy ra sau khi sinh, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí kịp thời.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp phần nào thắc mắc “Sinh mổ có bị sa tử cung không?” của bạn. Chúc bạn luôn khỏe và mẹ tròn con vuông!

Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn miễn phí.

 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital