Sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu có nguy hiểm không?

Ra máu sau khi sinh là hiện tượng hết sức bình thường nhưng sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu có nguy hiểm không thì chị em cũng nên cẩn thận về tình trạng sức khỏe của mình. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến việc ra máu sau sinh mổ.

Vì sao lại ra máu sau sinh?

Chảy máu sau sinh hay còn gọi là sản dịch là dịch từ buồng tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu của thời kỳ hậu sản. Dù sinh thường hay sinh mổ thì các mẹ đều phải trải qua hiện tượng này.

Việc ra máu giúp loại bỏ các chất nhầy dư thừa cùng mô nhau thai, máu còn sót lại trong bụng ra khỏi cơ thể sau khi sinh. Hiện tượng này cũng khá giống với kinh nguyệt nên nhiều chị em dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên sản dịch thường xuất hiện với lượng lớn hơn. Thông thường, sản dịch sẽ chấm dứt sau khoảng 2 tuần.

Phân biệt sản dịch và kinh nguyệt

Sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu có nguy hiểm không?

Việc sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu có thực sự nguy hiểm không còn phụ thuộc vào việc máu có ra liên tục hay không. Nếu máu chỉ xuất hiện cách nhau khoảng 1-2 tuần thì đó có thể là hiện tượng kinh non và không có gì đáng lo ngại. Kinh non là hiện tượng sinh lý bình thường ở mẹ sau sinh, báo hiệu niêm mạc tử cung đã phục hồi.

Thế nhưng, trường hợp sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu và kèm theo mùi hôi cùng với triệu chứng đau bụng thì rất có thể là dấu hiệu của bể sản dịch (do sản dịch ứ đọng trong tử cung, không thoát ra được). Khi đó, chị em nên đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

Cẩn thận khi ra sản dịch kèm đau bụng

Cách phòng tránh bế sản dịch sau sinh

Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín

Giữ vệ sinh vùng kín là nhiệm vụ quan trọng mà các mẹ cần làm để tránh nguy cơ viêm nhiễm sau sinh. Mẹ chỉ nên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh thay vì các dung dịch có hương liệu. Chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên khi vẫn còn sản dịch để tránh vi khuẩn xâm nhập. Sử dụng quần lót có chất liệu cotton mềm, thoáng; không mặc đồ lót quá bó sát.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng với mẹ sau sinh còn ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé nên đặc biệt được chú ý. Khi cơ thể được hấp thụ các dưỡng chất sẽ tăng cường khả năng miễn dịch và giúp các mẹ hồi phục nhanh hơn sau sinh. Vì thế, các mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, D và chất xơ để cơ thể được khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Vận động, nghỉ ngơi hợp lý

Các mẹ sau mổ nên tránh làm việc quá sức nhưng vẫn nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ hay tập các bài yoga. Việc này không những giúp cơ thể khoan khoái hơn mà còn giúp nhanh chóng tống sản dịch ra ngoài.

 Cách vệ sinh khi mẹ bị sản dịch sau sinh

  • Mẹ nên dùng băng vệ sinh hoặc gạc vô trùng để thấm hút sản dịch đảm bảo vệ sinh và hiệu quả, luôn giữ cho vùng kín được khô ráo, sạch sẽ
  • Không nên dùng khăn giấy, cuộn giấy có bề mặt thô nhám có thể tạo vết trầy cho âm đạo. Cũng nên tránh các sản phẩm khăn ướt có chất tạo mùi dễ gây kích ứng và có khả năng làm nhiễm trùng vùng kín của mẹ.
  • Nếu sử dụng các loại dung dịch vệ sinh, cần tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ
  • Không nên ngâm mình trong bồn tắm quá lâu vì dễ bị nhiễm khuẩn, khiến sản dịch kéo dài hơn. Thay vào đó, các mẹ nên lựa chọn vòi hoa sen để cơ thể được dễ chịu và đảm bảo hơn.

Không nên tắm bồn sau sinh mổ

Như vậy việc sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào lượng máu ra có nhiều không, có dấu hiệu gì bất thường (như mùi hôi, mủ…) hay không. Hy vọng với những thông tin vừa cung cấp trên đây giúp chị em biết cách xử trí trong tình huống này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được giải đáp. Chúc các mẹ sớm ổn định cơ thể và có sức khỏe thật tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital