Siêu âm xem có thai hay không khi nào phù hợp nhất?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Văn Thân

Bác sĩ Sản phụ khoa

Siêu âm xem có thai hay không là một trong những điều mà các chị em lần đầu mang thai quan tâm. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp mẹ biết được sự có mặt của thai nhi, tuy nhiên trong số đó thì siêu âm được xem là phương pháp có độ chính xác cao nhất. Vậy phương pháp này được tiến hành như thế nào, mẹ nên thực hiện vào thời điểm nào thì phù hợp nhất, hãy tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Các phương pháp giúp biết được có thai hay không được sử dụng hiện nay

Hiện nay có 3 phương pháp được sử dụng để được có thai hay không đó là: Siêu âm, xét nghiệm máu và sử dụng que thử thai. Cả 3 phương pháp này đều có khả năng thông báo kết quả mang thai gần như chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên, với mỗi phương pháp đều có cách tiến hành khác nhau cũng như sự tiện lợi hoàn toàn khác nhau.

1.1 Sử dụng que thử thai

Hầu hết đến 99% chị em phụ nữ khi nghi ngờ rằng mình có thai sẽ nghĩ đến que thử đầu tiên. Bởi vì, que thử thai có lợi thế vô cùng tiện lợi, kết quả chính xác cao và bạn có thể chủ động thực hiện bất cứ khi nào có nhu cầu. Que thử thai chẩn đoán khả năng mang thai thông qua lượng Beta-hCG có trong nước tiểu. Bạn có thể nhận được kết quả chính xác đến 97% nếu như biết sử dụng đúng cách và đúng thời điểm.

Que thử thai mang lại kết quả chính xác đến 97%

Que thử thai mang lại kết quả chính xác đến 97%

Thời điểm phù hợp nhất bạn nên sử dụng que thử đó là trong vòng 7-14 ngày sau khi quan hệ tình dục, đối với những chị em phụ nữ có kỳ kinh nguyệt ổn định có thể thử sau 1 tuần trễ kinh. Buổi sáng sau khi ngủ dậy là lúc mà que thử đưa ra kết quả chính xác nhất, vì lúc này nống độ hCG trong nước tiểu đậm đặc hơn các thời điểm khác trong ngày.

Nếu như que thử báo hiệu 2 vạch tức là bạn đã có thai, còn nếu như 1 vạch thì có nghĩa là bạn không mang thai, có thể thực hiện thêm vào những ngày kế tiếp.

1.2 Phương pháp xét nghiệm máu

Bên cạnh việc sử dụng que thử thai và siêu âm xem có thai hay không thì phương pháp xét nghiệm máu cũng thường được sử dụng. Đây là một xét nghiệm được dùng để kiểm tra nồng độ Beta-hCG trong máu của người mẹ. Hormone hCG này được tiết ra từ hợp bào nuôi, có vai trò trong việc kích hoạt các tế bào mầm của thai nhi phát triển.

Bên cạnh giúp mẹ biết được mình có đang mang thai hay không thì phương pháp xét nghiệm máu còn mang lại nhiều lợi ích khác như là:

– Xác định nhóm máu của mẹ và phát hiện xem mẹ có bị thiếu máu – thiếu sắt hay không.

– Giúp mẹ phát hiện thai từ sớm ngay cả khi cơ thể chưa có những dấu hiệu khác lạ.

– Giúp mẹ phát hiện sớm chủng virus Rubella ( đây loại virus Rubella rất nguy hiểm vì có khả năng gây ra dị tật cho thai nhi).

– Xét nghiệm ADN trong máu mẹ sẽ giúp chẩn đoán hội chứng down cho trẻ.

– Chẩn đoán viêm gan B ở mẹ khiến nguy cơ truyền bệnh sang con rất cao.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp được tiến hành dựa vào nồng độ Beta-hCG trong máu của mẹ

1.3 Phương pháp siêu âm thai

Siêu âm thai không chỉ là phương pháp giúp biết được có thai hay không mà đây còn là một phương pháp lâm sàng không thể bỏ sót và có giá trị về nhiều mặt trong quá trình mang thai. Nếu như mẹ siêu âm vào thời điểm phù hợp còn có thể giúp bác sĩ chẩn đoán sớm được một số bệnh lý nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ bầu như là: dị tật bẩm sinh, thai ngoài tử cung,… Tuy nhiên, mẹ không nên thực hiện quá sớm.

Siêu âm xem có thai hay không nên được thực hiện vào thời điểm từ 5 tuần tuổi trở lên. Bởi vì ở thời điểm này thường thai đã di chuyển về tử cung để làm tổ. Bên cạnh đó, việc siêu âm quá sớm khi thai chưa vào tử cung hoặc phôi thai chưa phát triển sẽ gây những hụt hẫng và hoang mang không đáng có cho mẹ.

2. Lợi ích của việc đi siêu âm xem có thai hay không

2.1 Siêu âm giúp kiểm tra được vị trí làm tổ của thai nhi

Sau khi trứng đã gặp tinh trùng và tiến hành thụ tinh thì hợp tử trong ống dẫn trứng sẽ di chuyển về phía buồng tử cung để làm tổ. Lúc này, việc siêu âm kiểm tra mang thai sẽ cho ra kết quả hình ảnh thai nhi trong buồng tử cung của người mẹ.

Không ít trường hợp hợp tử không di chuyển mà thay vì làm tổ trong tử cung lại làm tổ ở buồng trứng hoặc tại các vị trí khác như ổ bụng, ống dẫn trứng hay cổ tử cung. Tất cả các trường hợp thai làm tổ ngoài tử cung khi phát triển sẽ có thể vỡ ra và gây ra hiện tượng chảy máu ổ bụng, vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của mẹ nếu không được cấp cứu kịp thời.

2.2 Kiểm tra xem thai nhi có đang phát triển bình thường hay không

Việc siêu âm không chỉ dừng ở chức năng phát hiện xem bạn có thai hay không mà còn giúp mẹ theo dõi được sự phát triển của con.  Đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi sẽ thường dễ xảy ra các vấn đề như sau:

– Trứng trống: Đây là tình trạng các túi thai phát triển nhưng lại không có phôi thai bên trong.

– Chửa trứng: Đây là tình trạng gai rau không phát triển, thoái hóa thành các bọng nước hoặc phát triển nhưng lại theo một cách bất thường và dính lại với nhau. Trường hợp này có nguy cơ cao sẽ tiến triển thành ung thư tế bào nuôi, cần phải tiến hành nạo hút và loại bỏ toàn bộ thai nhi.

– Các trường hợp thai bị dị tật cũng có thể sẽ được phát hiện trong quá trình siêu âm. Thai vô não, bướu huyết thanh, vô sọ,… sẽ được nhanh chóng được nhận dạng thông qua siêu âm, từ đó giúp bác sĩ có hướng xử lý kịp thời, ngăn chặn được những mối nguy hiểm cho người mẹ.

3. Các phương pháp siêu âm thai hiện nay

Việc mẹ bầu quyết định lựa chọn phương pháp siêu âm là một trong số các yếu tố quyết định đến mức độ chính xác để biết có thai hay là không. Hiện nay có 2 phương pháp siêu âm phổ biến mà mẹ có thể lựa chọn đó là:

3.1 Siêu âm đầu dò

Đây là phương pháp mang ý nghĩa chẩn đoán quan trọng đối với việc kiểm tra mang thai của mẹ. Sau khi thụ tinh với thời gian 17 ngày hay chậm kinh 7 ngày thì siêu âm đầu dò sẽ cho biết chính xác rằng mẹ có đang mang thai hay không.

3.2 Siêu âm vùng bụng

Siêu âm cả vùng bụng là một phương pháp được áp dụng cho rất nhiều cho hầu hết các trường hợp trong đó có kiểm tra mang thai. Việc siêu âm bụng có thể biết kết quả về vấn đề mẹ mang thai nhưng lại chậm hơn so với siêu âm đầu dò. Thường là khi thai nhi đã hơn 5 tuần tuổi tức là khi mẹ bị chậm kinh 1-2 tuần thì mới có thể thấy được, còn nếu như trong thời gian trước 5 tuần bác sĩ sẽ rất khó có thể phát hiện được.

Siêu âm xem có thai hay không

Siêu âm vùng bụng chỉ nên thực hiện khi thai từ 5 tuần tuổi trở lên

Vậy là chúng ta đã hiểu được rõ hơn về thắc mắc siêu âm xem có thai hay không cũng như cùng nhau đi hết các phương pháp siêu âm nhà nhận biết có thai hiện nay. Mẹ hãy trang bị cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn thành công mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital