Siêu âm thai lần đầu khi nào và những lưu ý mẹ bầu cần nhớ khi siêu âm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Đối với những mẹ lần đầu mang thai, việc khám thai, siêu âm thai lần đầu là những vấn đề khiến chị em băn khoăn rất nhiều. Vậy thai phụ nên siêu âm thai lần đầu khi nào? Siêu âm thai ở thời điểm phát hiện mang thai có ý nghĩa gì? Cần lưu ý những vấn đề gì? Hãy theo dõi những thông tin sau đây để có sự chuẩn bị tốt nhất cho lần siêu âm thai đầu tiên của mình, các mẹ nhé!

1. Tìm hiểu về siêu âm thai

Siêu âm hiện là phương pháp được áp dụng thường xuyên nhất trong quá trình theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đây là phương pháp chẩn đoán y khoa qua hình ảnh, cụ thể là sử dụng sóng âm để từ đó tạo nên những hình ảnh của thai nhi khi đang phát triển trong tử cung. Hình ảnh siêu âm có thể giúp bác sĩ tìm hiểu, phân tích và đánh giá chính xác hình thái thai nhi, các vấn đề về nước ối, bánh rau, dây rốn,… của thai phụ.

Siêu âm thai là phương pháp theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi thông qua hình ảnh

Siêu âm thai là phương pháp theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi thông qua hình ảnh

Siêu âm thai bao gồm:

– Siêu âm đầu dò qua đường âm đạo, thường áp dụng trong những tháng đầu của thai kỳ.

– Siêu âm thành bụng được thực hiện trong các mốc khám thai.

– Siêu âm sử dụng sóng âm, tạo nên hình ảnh 2D, 3D, 4D (2 chiều, 3 chiều, 4 chiều) nhằm phát hiện bất thường, đánh giá hình thái chính xác của thai nhi.

– Siêu âm Doppler giúp chẩn đoán những biến chứng thai kỳ như suy thai, nhau cài răng lược, tiền sản giật,…

– Siêu âm đánh giá tim thai, tình trạng sức khỏe tim của thai nhi.

2. Mẹ có thể thực hiện siêu âm thai lần đầu khi nào? Cần lưu ý những gì?

Do mục đích chính của việc siêu âm thai là để nắm được tình trạng sức khỏe, tốc độ phát triển của thai nhi trong bụng mẹ nên các mẹ bầu không cần thực hiện siêu âm thai quá sớm.

2.1. Mẹ bầu có thể siêu âm thai lần đầu khi nào?

Cụ thể, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, chưa cần thiết siêu âm thai khi thai nhi mới được khoảng 3 tuần tuổi. Đồng thời, lúc này thai còn đang hoàn thiện và còn quá nhỏ, việc siêu âm cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.

Từ khi bắt đầu quá trình thụ tinh, hợp tử được tạo ra và sẽ di chuyển đến tử cung của người phụ nữ để tiếp tục nhân đôi. Quá trình nhân đôi diễn ra tới ngày thứ 5 thì phôi bào dần hình thành. 2 ngày tiếp đó, phôi tiếp tục di chuyển vào tử cung, làm tổ. Lúc này, trong nước tiểu của người mẹ cũng xuất hiện HCG và HCG, vậy nên có thể kiểm tra bản thân đã có thai hay chưa bằng que thử thai. Ở giai đoạn này, phôi bào mới phát triển và bắt đầu làm tổ tại tử cung, nên việc siêu âm là chưa cần thiết và sẽ không có tác dụng.

Các mẹ nên thực hiện siêu âm từ tuần thứ 5 của thai kỳ để xác định được rõ:

– Phôi đã vào tử cung chưa?

– Vị trí làm tổ của phôi thai trong hay ngoài tử cung?

Nếu phôi thai, vị trí làm tổ của phôi nằm ngoài tử cung hoặc ở tại vị trí bất thường, các mẹ sẽ được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn xử lý sao cho tốt nhất, sớm nhất, tránh để lại những hậu quả nặng nề.

Siêu âm thai lần đầu khi nào? Siêu âm thai có thể được thực hiện từ tuần thứ 5 để xác định vị trí làm tổ của phôi thai

Siêu âm thai lần đầu khi nào? Siêu âm thai có thể được thực hiện từ tuần thứ 5 để xác định vị trí làm tổ của phôi thai

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đưa ra đánh giá chuẩn xác về các bộ phận như tử cung, vòi trứng, biết được nên bổ sung thêm những xét nghiệm nào để mẹ thêm an tâm về tình trạng phát triển của thai nhi như tầm soát những vấn đề bệnh lý về tim, gan, thận, tiểu đường,… để có phương án xử lý cũng như dự phòng phù hợp.

Ở lần siêu âm thai đầu tiên, ngoài siêu âm thành bụng, các bác sĩ cũng có thể chỉ định siêu âm đầu dò để giúp các mẹ có được hình ảnh chính xác nhất.

2.2. Siêu âm thai lần đầu khi nào? Cần lưu ý những vấn đề gì?

Để xác định vị trí làm tổ của phôi thai, xem phôi thai có ổn định hay không, tim thai có hay không,… các mẹ bầu nên thực hiện siêu âm thai từ tuần thứ 5 cho tới tuần thứ 8. Từ tuần thai thứ 11 tới tuần 40, việc siêu âm thai mới có thể giúp các mẹ:

– Tầm soát sớm nguy cơ hội chứng Down, bất thường nhiễm sắc thể số 21 dẫn tới một vài bệnh lý di truyền.

– Phát hiện những dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tại đường tiêu hóa, các bất thường tại thành bụng như khe hở thành bụng, dị tật về ống thần kinh,…

– Xem xét các vấn đề hình thái các cơ quan bên trong như tim, não, phổi,… Đồng thời, các mẹ cũng sẽ được tầm soát về các bất thường chỉ số nước ối, bánh rau, dây rốn.

– Quan sát chuyển động của thai nhi, sự thay đổi của ngôi thai để sẵn sàng cho quá trình vượt cạn.

Có một số ý kiến cho rằng siêu âm sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Tuy nhiên, điều này chưa được chứng minh và thực tế, phương pháp này vẫn được đánh giá là an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, việc siêu âm thai quá thường xuyên cũng không được khuyến khích. Thay vào đó, các mẹ hãy đi siêu âm theo đúng lịch hẹn với bác sĩ hoặc theo các mốc thai kỳ quan trọng. Đồng thời, thai phụ cũng cần chú ý đến những triệu chứng bất thường trong quá trình mang thai để siêu âm, phát hiện và xử lý kịp thời.

Một số lưu ý cho các mẹ bầu lần đầu siêu âm thai:

– Các mẹ nên giữ tâm trạng thoải mái để thuận tiện cho quá trình thực hiện siêu âm, đánh giá tình trạng thai nhi của bác sĩ.

– Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái để tiến hành siêu âm được dễ dàng, tránh vướng víu.

– Trước khi siêu âm, mẹ cần uống thật nhiều nước để bàng quang căng lên, từ đó dễ theo dõi hình ảnh túi ối, buồng tử cung, phần phụ.

– Nên lắng nghe phân tích của bác sĩ và đặt ra câu hỏi nếu có thắc mắc. Các mẹ nên hỏi bác sĩ về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và một số cách để phòng tránh dị tật cho thai nhi, biến chứng thai kỳ ngay từ buổi siêu âm đầu tiên.

– Các mẹ cũng nên tìm hiểu trước một vài thông tin cần biết trong thai kỳ, ghi chép lại và đặt câu hỏi cho bác sĩ.

– Nếu cần bổ sung một số thực phẩm cung cấp, bổ sung sắt, canxi, khoáng chất, vitamin, acid folic,… mẹ hãy hỏi kỹ bác sĩ về cách sử dụng và những tác dụng phụ khi dùng thuốc.

Sau khi đã có kết quả khám và siêu âm, các mẹ bầu sẽ được bác sĩ đọc kết quả, đánh giá, phân tích toàn bộ các chỉ số, từ đó biết được tình trạng sức khỏe, tình trạng phát triển của thai nhi, biết cách để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Đồng thời, mẹ cũng sẽ được nhắc nhở về lịch khám thai, siêu âm kế tiếp để đảm bảo quá trình theo dõi thai kỳ được liền mạch và đem lại hiệu quả nhất.

Sau khi siêu âm, các mẹ sẽ được bác sĩ chuyên khoa Sản hỗ trợ phân tích kết quả, tư vấn, dặn dò thêm những lưu ý cần thiết

Sau khi siêu âm, các mẹ sẽ được bác sĩ chuyên khoa Sản hỗ trợ phân tích kết quả, tư vấn, dặn dò thêm những lưu ý cần thiết

Siêu âm, khám thai lần đầu đều sẽ quyết định những “bước đi” vững chắc cho mẹ bầu trong hành trình mang thai. Bởi vậy, chị em nên lựa chọn những đơn vị, cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng để thực hiện.

Với nhiều năm đồng hành cùng các mẹ bầu hiện đại trong hành trình sinh nở, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI luôn là địa chỉ tin cậy, được chị em nhắc tới, đánh giá tốt khi cần tìm nơi thực hiện khám, siêu âm thai kỳ. Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại bao gồm hệ thống siêu âm màu 4D, 5D, máy chụp cộng hưởng từ MRI, hệ thống xét nghiệm tự động Power Express, hệ thống phòng Lab,… sẽ giúp các mẹ bầu có được kết quả khám nhanh chóng, chính xác, tầm soát sớm các vấn đề biến chứng thai sản, dị tật thai nhi và có hướng xử lý nhanh chóng, phù hợp.

Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn cao, từng công tác tại nhiều bệnh viện tuyến đầu sẽ luôn đồng hành cùng các mẹ trong suốt thai kỳ. Từ siêu âm thai, khám thai, các bác sĩ sẽ nhanh chóng nhìn thấy những vấn đề mẹ gặp phải để đưa ra phương án, lời khuyên phù hợp, giúp ổn định sức khỏe thai kỳ nhanh chóng.

Hệ thống Y tế Thu Cúc hiện có nhiều cơ sở, phòng khám trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội, thuận tiện cho việc di chuyển và đáp ứng tốt nhu cầu theo dõi thai kỳ của các mẹ bầu. Các mẹ có thể tham khảo, lựa chọn dịch vụ Thai sản trọn gói TCI để được khám, theo dõi thai một cách khoa học và cẩn thận nhất.

Hy vọng những thông tin trên đã khiến các mẹ bầu vững tâm hơn, không còn thắc mắc về việc siêu âm thai lần đầu khi nào và có được sự chuẩn bị tốt nhất cho những buổi khám thai định kỳ của bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital