Siêu âm thai 4D và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Trần Hoàng Tùng

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Nhiều năm trước, người phụ nữ phải chờ đợi 40 tuần để có được khoảnh khắc lần đầu tiên nhìn thấy khuôn mặt con mình. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học – công nghệ, bạn có thể được cung cấp những hình ảnh về sự phát triển của em bé ngay từ những tháng đầu tiên và những hình ảnh chi tiết của em bé trong suốt quá trình trong bụng mẹ. Đặc biệt, siêu âm thai 4D là một trong những công nghệ siêu âm được đánh giá cao, có thể chụp ảnh em bé từ trong bụng mẹ. 

1. Sự khác biệt giữa các loại siêu âm thai

Trong khi mang thai, bạn có thể thực hiện nhiều loại siêu âm. Có các loại siêu âm như sau:

Siêu âm thai 4D

Siêu âm thai 4D giúp người mẹ nhìn được mặt và cử động của em bé trong bụng mình.

1.1. Siêu âm thai 2D

Đầu dò được đặt trên bụng hoặc qua đường âm đạo. Từ đó truyền sóng âm vào cơ thể của bạn. Các sóng dội lại từ các cơ quan bên trong cơ thể. Máy tính sẽ chuyển thành hình ảnh hai chiều (hoặc hình ảnh mặt cắt ngang) của thai nhi trên màn hình.

1.2. Siêu âm Doppler trong quá trình mang thai

Với siêu âm Doppler trong thai kỳ, bác sĩ siêu âm sử dụng thiết bị siêu âm cầm tay để khuếch đại âm thanh của nhịp tim thai.

1.3. Siêu âm thai 3D

Đối với siêu âm 3D, hình ảnh hai chiều được chụp ở nhiều góc độ khác nhau. Sau đó ghép lại với nhau để tạo thành hình ảnh trong không gian ba chiều.

1.4. Siêu âm thai 4D

Siêu âm 4D tương tự như siêu âm 3D, nhưng hình ảnh hiển thị chuyển động giống như video. Vì vậy, bạn sẽ thấy em bé làm mọi thứ trong thời gian siêu âm (như mở /nhắm mắt, mút ngón tay cái …).

2. Những lý do nên siêu âm khi mang thai

Phụ nữ mang thai thường sẽ siêu âm ít nhất 3 lần trong suốt thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, những bà mẹ lớn tuổi và những người có yếu tố nguy cơ cao thường sẽ siêu âm thai nhiều hơn.

Siêu âm thai cho bà mẹ

Siêu âm là một điều cần thiết cho các bà mẹ đang mang thai.

2.1 Siêu âm khi mang thai để làm gì?

  • Xác nhận ngày dự sinh.
  • Nhịp tim của thai nhi.
  • Đảm bảo thai không nằm ngoài tử cung (ví dụ: trong ống dẫn trứng) và nằm trong tử cung.
  • Xác nhận số lượng thai trong tử cung.
  • Đảm bảo thai nhi đang phát triển đúng cách và ở tốc độ thích hợp.
  • Kiểm tra và đo các cơ quan chính của thai nhi, đo kích thước của thai nhi.
  • Kiểm tra lượng nước ối.
  • Loại bỏ mọi dị tật bẩm sinh.

Từ đó, siêu âm thai cung cấp cho cha mẹ cái nhìn sơ bộ về thai nhi và theo dõi quá trình phát triển của thai nhi.

2.2 Tại sao cần siêu âm thai 4D?

Các bác sĩ sử dụng siêu âm 2D và siêu âm Doppler trong các trường hợp mang thai bình thường. Mục đích để kiểm tra thai nhi, đánh giá nước ối và tìm dị tật bẩm sinh.

Trước đây, siêu âm 3D và 4D chỉ được thực hiện để kiểm tra các dị tật nghi ngờ của thai nhi. Đặc biệt trong các trường hợp như các vấn đề về sứt môi và tủy sống. Nói cách khác, siêu âm 3D và siêu âm 4D thường không phải là một phần của các cuộc khám tiền sản định kỳ. Ngày nay, siêu âm 3D và 4D được sử dụng rộng rãi để theo dõi sát suốt quá trình thai nhi trưởng thành.

2.3 Khi nào thì nên siêu âm thai 4D?

Đây là một câu hỏi rất phổ biến và có một số yếu tố khác nhau cần cân nhắc khi chọn thời điểm siêu âm.

Siêu âm 4D trong thai kỳ nhằm mục đích sàng lọc một số dị tật thai nhi. Bạn nên siêu âm kiểm tra ít nhất 3 lần trong quá trình mang thai. Tương ứng với thời gian 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Thời gian siêu âm lần đầu tiên có thể thực hiện vào khoảng tuần thứ 11 đến tuần thứ 13. Thời điểm này giúp bạn kết hợp sàng lọc bệnh lý Down cho thai nhi.

Nếu bạn chỉ định siêu âm một lần trong suốt thai kỳ thì thời gian từ 27-32 tuần là THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT. Khi đó, em bé đã có thời gian để hình thành cơ bản. Tuy nhiên, thai nhi vẫn có thể có một số thay đổi sau đó.

Từ 24-26 tuần, các đặc điểm trên khuôn mặt ngày càng rõ ràng hơn. Nếu bạn đang rất mong muốn nhìn mặt bé thì đây cũng là thời điểm tốt để chụp ảnh thai nhi.

Những tuần cuối của thai kỳ, bạn có thể cần đi siêu âm mỗi tuần một lần tùy tình trạng sức khỏe thai nhi và bà mẹ. Việc siêu âm giúp bạn theo dõi liên tục sự thay đổi nhanh chóng của nước ối, thai nhi và các thành phần khác ở thời điểm này.

3. Cần chuẩn bị gì cho cuộc hẹn siêu âm thai?

Các chiều siêu âm thai 4D và 2D, 3D

Siêu âm thai với các chiều (góc nhìn).

Trước mỗi cuộc hẹn siêu âm, bạn cần chuẩn bị một số việc như sau.

3.1 Cẩn thận chọn lựa nơi quản lý thai kỳ

Khi chọn một cơ sở để quản lý thai kỳ, hãy chắc chắn đó là một cơ sở uy tín, có chất lượng. Đó là cơ sở có hệ thống trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ siêu âm dày dặn kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp bạn có được sự chăm sóc thai sản một cách an toàn, đáng tin cậy.

3.2 Bạn cần uống nhiều nước?

Để có được hình ảnh siêu âm rõ nét hơn, bạn nên uống nước trước khi thực hiện siêu âm vài ngày. Uống nước sẽ làm tăng chất lượng và độ trong của nước ối, giống như “cửa sổ” để quan sát em bé. “Cửa sổ” hình ảnh càng rõ nét bác sĩ siêu âm có thể nhìn thấy tình trạng thai nhi càng chi tiết. Có thể mất vài ngày để nước bạn uống chuyển thành nước ối. Bạn không cần uống quá nhiều nước. Uống vừa đủ và thường xuyên.

3.4 Ăn trước khi siêu âm

Cố gắng ăn nhẹ gì đó khoảng 45 phút trước khi siêu âm. Điều này giúp em bé hoạt động nhiều hơn trong bụng mẹ.

3.5 Mặc quần áo rộng.

Bạn sẽ cần phải để quần của bạn thấp hơn hông một chút trong khi siêu âm. Đảm bảo vùng siêu âm được bộc lộ tốt. Siêu âm có thể mất từ 5 đến 15 phút.

Kết luận.

Siêu âm sử dụng sóng âm để ghi lại hình ảnh của em bé trong bụng mẹ. Quá trình siêu âm không gây đau đớn, không có tác dụng phụ đối với bà mẹ hoặc thai nhi. Siêu âm có thể được thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Ngày nay, công nghệ hiện đại và trình độ chuyên môn của nhân viên y tế ngày càng nâng cao. Việc này giúp người mẹ tiếp cận được em bé sớm hơn đồng thời quản lý thai kỳ ngày càng tốt hơn. Hệ thống y tế Thu Cúc là được trang bị hệ thống máy siêu âm hiện đại, là địa chỉ tin cậy để siêu âm thai.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital