Hải sản là món ăn hấp dẫn với rất nhiều người, và các mẹ cũng vậy. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng mẹ đang cho con bú hay những mẹ sinh mổ không nên ăn hải sản vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa, gây sẹo lồi, sẹo thâm…Thực hư chuyện này thế nào? Sau sinh mổ bao lâu thì được ăn hải sản? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Giá trị dinh dưỡng từ hải sản
Hải sản là nhóm thực phẩm ưa chuộng của nhiều người và cũng rất tốt cho sức khỏe. Trong hải sản chứa lượng lớn protein, các dưỡng chất thiết yếu, các axit béo omega 3 và hàm lượng chất béo bão hòa thấp.
Theo khoa học, hải sản cung cấp nguồn đạm tốt cho cơ thể, giúp làm giảm quá trình lão hóa cơ thể, dễ chế biến, dễ ăn, dễ tiêu hóa. Ăn hải sản cũng giúp mọi người có một trái tim khỏe mạnh. Đặc biệt, hải sản có chứa axit béo omega 3 cũng là yếu tố chống trầm cảm. Ngoài ra, hải sản tăng cường thị lực, cung cấp vitamin D, tốt cho xương, tốt cho người thiếu máu…Vì thế, ăn hải sản rất tốt cho sức khỏe, kể cả các mẹ sau khi sinh con.sau sinh bao lâu thì được ăn hải sản
2. Phụ nữ sau sinh mổ không cần kiêng hải sản
Nhiều người cho rằng phụ nữ sau sinh mổ nên kiêng hải sản như: tôm, cua vì có nguy cơ bị lạnh bụng, gây sẹo lồi, sẹo thâm đen. Hay cũng có ý kiến cho rằng mẹ cho con bú cũng không nên ăn hải sản vì có thể khiến trẻ đi ngoài, mẹ bị đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Thực hư chuyện này thế nào?
Các chuyên gia cho biết chưa có nguyên cứu nào chỉ ra những tác hại về việc mẹ sau sinh ăn hải sản như trên. Ngược lại, các loại hải sản như: tôm, cua, tép đều là món ăn dinh dưỡng, ưa thích và rất bổ cho phụ nữ sau sinh. Đặc biệt với mẹ sinh mổ sẽ mất rất nhiều máu nên cần bổ sung lại, trong khi đó hải sản chứa lượng đạm dồi dào. Vì thế, các mẹ không cần “từ chối” loại thức ăn vừa hấp dẫn lại rất tốt cho sức khỏe như hải sản.sanh mổ bao lâu được ăn hải sản
3. Sau sinh mổ bao lâu thì được ăn hải sản?
Nếu các mẹ lo lắng cơ thể còn yếu, ăn hải sản dễ bị lạnh bụng, mẹ có thể “làm quen” dần dần, ví dụ như bắt đầu với 1 – 2 con tôm lớn và tăng số lượng lên khi cơ thể đã quen.
Các chuyên gia lưu ý nếu như trong gia đình có người có tiền sử dị ứng với hải sản thì khả năng cao trẻ sơ sinh cũng dị ứng với hải sản. Như vậy, nếu như mẹ không dị ứng với hải sản mà bố lại gặp tình trạng này thì mẹ cũng nên kiêng trong thời gian cho con bú.
Đối với mẹ sinh mổ, tốt nhất nên kiêng ăn hải sản trong 3 tháng sau sinh…và cũng nên lựa chọn hải sản nào tốt cho cơ thể mẹ sau sinh,
Cụ thể, mẹ sinh mổ cũng nên hạn chế ăn các loại hải sản như: ốc, ngao, sò… vì đây là nhóm thức ăn có tính hàn cao, dễ sinh lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến lượng sữa. Thay vào đó, mẹ nên ăn các loại tôm rất giàu canxi và protein tốt cho việc phục hồi sau sinh. Tôm cũng là thực phẩm gần gũi, dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, làm phong phú thực đơn của mẹ. Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn nhiều cua biển có chứa nhiều khoáng chất sắt, kali, canxi. Các mẹ ăn cua biển giúp giảm lượng triglyceridesvà cholesterol xấu trong máu.
4. Lưu ý khi ăn hải sản cho mẹ sau sinh
Chỉ ăn hải sản còn tươi sống, không ăn đồ đông lạnh để đảm bảo nguyên giá trị dinh dưỡng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chế biến hải sản nên hấp hoặc luộc để giữ được giá trị dinh dưỡng nhiều nhất, tránh chiên xào.
Hải sản không làm mẹ tăng cân nên mẹ có thể ăn nhiều hơn
Tuyệt đối không ăn hải sản đã ươn, mềm nhũn, nhiều nhớt vì có nguy cơ ngộ độc.
Trong tuần, nên ăn hải sản đan xen với các loại thịt, rau xanh, trái cây…khác để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé.
Sau sinh mổ bao lâu thì được ăn hải sản? Như vậy, các mẹ sinh mổ vẫn được ăn hải sản và nên sử dụng sau sinh khoảng 3 tháng, ưu tiên các loại tôm và cua biển. Khi đăng ký thai sản trọn gói tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, các mẹ sẽ được tham gia lớp tiền sản miễn phí, qua đó mẹ sẽ được tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai và sau sinh. Điều này sẽ rất bổ ích với các mẹ bầu, giúp mẹ an tâm hơn khi lựa chọn thực đơn dinh dưỡng. Chúc các mẹ khỏe mạnh và bé yêu mau ăn, chóng lớn.