Sâu răng ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Sâu răng là hiện tượng phổ biến mà hầu hết ai trong chúng ta đều từng gặp phải, trong đó, trẻ em là nhóm đối tượng có tỷ lệ sâu răng áp đảo. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết bệnh lý sâu răng ở trẻ em, cách điều trị thế nào, cùng tìm hiểu bạn nhé!

1. Sâu răng là gì, nguyên nhân nào dẫn đến sâu răng ở trẻ em

Sâu răng là tình trạng tổn thương do vi khuẩn trong khoang miệng sản sinh ra axit, tấn công mạnh mẽ đến men răng dẫn đến hình thành các lỗ sâu trên răng, gây đau đớn, nhiễm trùng, thậm chí là nguy cơ mất răng. Nói một cách cụ thể hơn, trong quá trình ăn uống, một số mảnh vụn thức ăn có thể bị mắc kẹt và nằm lại ở trong các kẽ răng. Vi khuẩn cư trú ở khoang miệng sẽ lên men carbohydrate có trong mảnh vụn thức ăn và tạo ra axit. Axit sẽ tấn công, làm cho răng bị tổn thương và từ đó hình thành lỗ sâu.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây sâu răng có thể bao gồm:

– Thói quen sử dụng nhiều đồ ăn ngọt

Nguyên nhân sâu răng phần lớn ở trẻ em đó là do thói quen ăn uống, hàm lượng đường cao ở trong thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến răng của trẻ. Ngoài ra, trẻ em thì thường thích ăn thức ăn chứa nhiều đồ ngọt như socola, kem, bánh kẹo… nên cũng rất dễ bị sâu răng.

Thậm chí, ngay cả những thực phẩm như nước trái cây, nước ngọt hay sữa… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Ở trường hợp trẻ thường xuyên tiêu thụ những loại đồ uống này sẽ làm gia tăng nguy cơ tổn thương men răng đồng thời dẫn đến nhiễm trùng.

– Do một số vấn đề sức khỏe

Một số bé nếu như tình trạng sức khỏe có bất ổn thì cũng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Đặc biệt, nếu như con bạn bị dị ứng mạn tính, việc thở bằng mũi khá khó khăn, lúc này bé phải thở bằng miệng và sẽ dẫn đến khô miệng. Đây cũng là một trong những nguy cơ làm gia tăng tình trạng sâu răng.

– Trẻ bú bình vào ban đêm

Ở trẻ có thói quen bú bình vào ban đêm cũng rất dễ bị sâu răng, nguyên nhân là do trong sữa có chứa đường và có thể bám trên răng nhiều giờ liên tục, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây sâu răng.

– Thiết hụt Fluoride

Fluoride là một khoáng chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm và nước, với tác dụng bảo vệ răng, giúp phục hồi tối đa tổn thương ở trong giai đoạn đầu. Khoáng chất này sẽ được bổ sung vào nước máy, kem đánh răng hay nước súc miệng. Những trẻ sử dụng nước không có chất fluoride hay không chứa fluoride sẽ có nguy cơ bị sâu răng cao hơn so với trẻ khác.

Sâu răng ở trẻ em là tình trạng tổn thương do vi khuẩn trong khoang miệng sản sinh ra axit

Sâu răng ở trẻ em là tình trạng tổn thương do vi khuẩn trong khoang miệng sản sinh ra axit

2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng sâu răng ở trẻ em

Thông thường, ở giai đoạn đầu, tình trạng sâu răng ở trẻ thường không có biểu hiện cụ thể. Thay vào đó, bạn chỉ có thể phát hiện trẻ bị sâu răng khi quan sát kỹ lưỡng tình trạng răng của trẻ, cụ thể, răng trẻ sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ, răng cũng bị đổi thành màu đen, nướu bị sưng, nhức. Ngoài ra, ở trẻ cũng có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác như:

Đau răng khi nhai hoặc khi cắn thức ăn

– Răng nhạy cảm, đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn quá nóng hoặc thức ăn quá lạnh

– Cơn đau răng thường đến bất chợt mà không có lí do

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu

Nếu nhận thấy trẻ có một trong những dấu hiệu trên, tốt hơn hết, bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra răng miệng cũng như có cách điều trị kịp thời, tránh để sâu răng tiến triển nặng gây những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Một trong những dấu hiệu sâu răng thường gặp ở trẻ là đau răng khi nhai hoặc khi cắn thức ăn

Một trong những dấu hiệu sâu răng thường gặp ở trẻ là đau răng khi nhai hoặc khi cắn thức ăn

3. Hướng dẫn các phương pháp điều trị sâu răng ở trẻ em

Sâu răng ở trẻ có thể hoàn toàn được xử lý nếu như áp dụng đúng biện pháp. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sâu răng của trẻ

3.1. Sâu răng cho trẻ bằng fluoride

Phương pháp này sẽ giúp phục hồi các tổn thương của men răng trong giai đoạn đầu sâu răng. Bác sĩ có thể tiến hành bôi fluoride cho trẻ dưới dạng gel, bọt để che phủ các lỗ sâu nhỏ cũng như cung cấp khoáng chất cần thiết cho răng. Ngoài ra, bé cũng có thể chỉ định sử dụng kem đánh răng có chứa flour để chữa lành các tổn thương, khôi phục hiệu quả bề mặt răng.

3.2. Hàn, trám răng

Ở trường hợp răng của trẻ đã hình thành các lỗ sâu lớn, nhưng chưa làm gây ảnh hưởng đến tủy răng, nha sĩ sẽ tiến hành trám răng cho trẻ để bảo vệ các răng khác. Lỗ sâu sẽ được tiến hành làm sạch trước rồi trám lại bằng amalgam nha khoa hoặc là nhựa sứ.

3.3. Gắn mão răng mới

Để phục hồi những chiếc răng đã bị sâu nghiêm trọng mà không thể trám, nha sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân gắn mão răng. Mão là vỏ bọc được tùy chỉnh theo hình dáng của răng nhằm bảo vệ, phục hồi toàn bộ phần tự nhiên của răng. Trong phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị hư, trám lại và mài mặt nhai cùng mặt bên để lấy chỗ gắn mão. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng bằng cao hoặc bột để thực hiện phục hình mão, sau đó, mão sẽ được chụp lên răng để bảo vệ răng không bị hư hại, tổn thương.

3.4. Lấy tủy răng và trám răng

Tình trạng trẻ bị sâu răng nghiêm trọng có thể dẫn đến nguy cơ viêm tủy răng, gây hư hại nghiêm trọng cho răng khiến trẻ có thể phải nhổ bỏ răng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng lây lan. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể giảm thiểu nguy cơ phải nhổ bỏ răng bằng cách điều trị tủy.

Phần tủy nhiễm trùng sẽ được bác sĩ làm sạch và trám lại, tùy vào mức độ tổn thương cụ thể mà bác sĩ có thể cân nhắc các phương pháp khác.

3.5. Nhổ răng sâu

Nếu như răng sâu bị hư hại và không thể phục hồi do nhiễm trùng, để tránh lây lan sang các răng khác, việc mất răng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ hay gây khó khăn nghiêm trọng trong việc ăn uống, bác sĩ cũng có thể xem xét các phương án khác như là cấy ghép hoặc làm cầu răng.

Đừng quên đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời, tránh tình trạng sâu răng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Đừng quên đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời, tránh tình trạng sâu răng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Hi vọng rằng những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu chi tiết về sâu răng ở trẻ em. Đừng quên lựa chọn địa chỉ khám uy tín, tin cậy để việc điều trị cho con đạt hiệu quả cao bố mẹ nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital