Sau khi sinh mổ bị rong kinh có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Hiện tượng sau khi sinh mổ bị rong kinh là tình trạng hay gặp ở một số đối tượng phụ nữ. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu do sự rối loạn và mất cân bằng hormone trong cơ thể phụ nữ. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về biểu hiện, nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng rong kinh này nhé.

1. Hiện tượng phụ nữ bị rong kinh sau đẻ mổ và những điều cần biết

1.1. Sau khi sinh mổ bị rong kinh là như thế nào?

Hiện tượng phụ nữ bị rong kinh sau sinh mổ là hiện tượng hay xảy ra sau khi chị em trải qua quá trình sinh nở bằng cách phẫu thuật. Lúc này, hormone cũng như nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ chưa có sự ổn định trở lại. Do đó, kinh nguyệt sẽ xảy ra tình trạng rối loạn, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt tới sớm, tới muộn hoặc rong kinh,…..Tình trạng rong kinh sau khi sinh mổ thường sẽ tự ổn định trở lại dần dần sau khi phụ nữ kết thúc sinh nở khoảng 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo đài quá lâu, đi kèm với một số biểu hiện lạ khác: đau bụng dưới dữ dội, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu,…thì chị em nên chủ động đi thăm khám bác sĩ sản khoa để được tư vấn và có phương án điều trị phù hợp.

Sau khi sinh mổ bị rong kinh là hay xảy ra

Hiện tượng phụ nữ bị rong kinh sau sinh mổ là hiện tượng hay xảy ra sau khi chị em trải qua quá trình sinh nở bằng cách phẫu thuật

1.2. Tại sao sau khi sinh mổ lại bị rong kinh?

Bất cứ hiện tượng bất thường nào xảy ra đối với chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ đều xuất phát từ việc các hormone nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi, sụt giảm hoặc tăng lên. Theo đó, hiện tượng phụ nữ bị rong kinh là do sau khi trải qua quá trình mang thai, 2 loại hormone phái nữ là estrogen và progesterone bị rối loạn, mất cân bằng. 2 loại hormone này làm cho khu vực niêm mạc ở phần tử cung phụ nữ, cũng như các loại mạch máu trong cơ thể phát triển và tăng lên, dẫn tới hiện tượng hành kinh. Kinh nguyệt lúc này ra nhiều hơn, kéo dài lâu ngày hơn, dẫn tới rong kinh kéo dài.

Một số nguyên nhân khác dẫn tới việc phụ nữ bị rong kinh sau khi đẻ mổ đó là:

– Buồng trứng trong cơ thể phụ nữ có sự tái tạo và hoạt động trở lại sau khi sinh nở. Theo đó, trong khi phụ nữ mang thai, buồng trứng tạm dừng hoạt động để tập trung cho quá trình nuôi dưỡng thai nhi. Do vậy, sau khi kết thúc mang thai và sinh nở, buồng trứng mới được tiếp tục hoạt động quay trở lại. Điều này có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rong kinh của phụ nữ.

– Phụ nữ nếu bị mắc các loại bệnh lý phụ khoa nguy hiểm cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng rong kinh kéo dài. Một số bệnh lý có thể kể đến là: nhiễm nấm âm đạo, viêm nhiễm vùng kính, các loại u nang, u xơ,…

– Nếu phụ nữ có thời gian dài sử dụng các biện pháp tránh thai như uống thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai loại khẩn cấp,…cũng có thể sẽ dẫn đến việc rong kin kéo dài.

2. Hiện tượng rong kinh sau khi đẻ mổ có những biểu hiện như thế nào?

Cũng tương tự như hiện tượng rong kinh bình thường, rong kinh sau khi phụ nữ trải qua đẻ mổ cũng sẽ có thể nhận biết với một số biểu hiện bất thường như sau:

– Thời gian kinh nguyệt xảy ra nhiều hơn 10 ngày.

– Số lượng máu kinh nguyệt diễn ra nhiều hơn bình thường (nhiều hơn 80ml) cho một chu kỳ.

– Máu kinh nguyệt xuất hiện hiện tượng lạ: vón cục, có màu sẫm, màu đen, có mùi hôi khó chịu,…

– Hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài trong 2-3 chu kỳ liên tiếp.

– Kinh nguyệt kéo dài đi kèm với: mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu, đau đầu, đau bụng,…

– Một số biểu hiện khác như: tụt huyết áp, buồn nôn, chóng mặt,…

3. Phụ nữ bị rong kinh sau khi đẻ mổ có nguy hiểm không?

Sau khi sinh mổ bị rong kinh kéo dài

Rong kinh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em phụ nữ

Mặc dù hiện tượng rong kinh này không phải là ít khi xảy ra, tuy nhiên, rong kinh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em phụ nữ. Do đó, chúng ta cần có kiến thức và nhận biết được thế nào là hiện tượng rong kinh bình thường và rong kinh nguy hiểm cần xử lý.

3.1. Thế nào là hiện tượng rong kinh sau đẻ mổ bình thường?

– Lượng kinh nguyệt tiết ra vừa phải, không quá nhiều. Chỉ cần dùng băng vệ sinh loại bình thường là có thể thấm đủ.

– Màu sắc kinh nguyệt có màu đỏ tươi, không có hiện tượng vón cục, có lẫn dịch nhầy,…

– Kinh nguyệt tiết ra không đi kèm với các hiện tượng đau dữ dội, mệt mỏi, tụt huyết áp,…

3.2. Thế nào là hiện tượng rong kinh sau đẻ mổ bất thường?

Ngược lại nếu chị em gặp phải tình trạng rong kinh kéo dài mà đi kèm với một số biểu hiện sau thì chứng tỏ đây là hiện tượng bất thường và cần có sự thăm khám với bác sĩ:

– Máu kinh nguyệt xuất hiện cùng hiện tượng vón cục, có dịch nhầy, màu sắc sẫm,…

– Máu kinh nguyệt tiết ra nhiều và liên tục, phải thay băng vệ sinh thường xuyên.

– Gặp một số biểu hiện lạ khi máu kinh nguyệt tiết ra: ớn lạnh, rối loạn nhịp tim, buồn nôn, chóng mặt, ngất xỉu, tụt huyết áp,…

4. Phụ nữ cần làm gì khi bị rong kinh kéo dài sau khi đẻ mổ?

Sau khi sinh mổ bị rong kinh cần đi khám bác sĩ

Nên chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu thấy tình trạng rong kinh không thuyên giảm và trở nên nặng nề hơn

Nếu chị em gặp phải tình trạng rong kinh kéo dài sau quá trình sinh mổ, thì cần chú ý thực hiện một số điều sau:

– Giữ tinh thần thoải mái, không lo lắng hay stress là cách tốt giúp tình trạng cơ thể được cải thiện và nhanh chóng ổn định trở lại.

– Chú ý tới việc chăm sóc, vệ sinh khu vực vùng kín cẩn thận, kỹ càng. Tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có độ pH quá cao. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường của vùng kín phụ nữ.

– Lưu ý nên thay băng vệ sinh thường xuyên trong những ngày xảy ra kinh nguyệt để giữ gìn vệ sinh, tránh vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín.

– Không nên quan hệ tình dục vào thời điểm chị em bị rong kinh. Bởi lúc này quan hệ sẽ dễ gây ra hiện tượng nhiễm trùng vùng kín, cũng như làm tổn thương khu vực vùng kín.

– Tăng cường chế độ ăn uống đủ chất, giàu các loại chất dinh dưỡng, nhằm tăng cường đề kháng và sức khỏe cho cơ thể. Chị em có thể tăng cường ăn nhiều hoa quả, các loại vitamin, khoáng chất, các sản phẩm từ sữa và chế phẩm từ sữa,…

– Nên chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu thấy tình trạng rong kinh không thuyên giảm và trở nên nặng nề hơn.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng rong kinh sau đẻ mổ và cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, vui lòng gọi tới số tổng đài của Hệ thống Y tế Thu Cúc để được đặt lịch khám và hỗ trợ nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital