Sâu khe răng là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục sâu khe răng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Sâu khe răng (Sâu kẽ răng) là một trong những bệnh lý sâu răng khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở tất cả các răng, bao gồm cả răng cửa. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục tình trạng sâu khe răng ở bài viết dưới đây.

1. Định nghĩa của sâu khe răng và biểu hiện khi bị sâu khe răng

sâu khe răng

Sâu kẽ răng là một dạng sâu răng khá phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào.

Sâu khe răng là tình trạng sâu xuất hiện ở vị trí kẽ của 2 chiếc răng liền kề. Cũng như các loại sâu răng thông thường khác, sâu kẽ răng đều do vi khuẩn gây hại tích tụ qua mảng bám và vụn thức ăn trong răng gây nên.

Nguyên nhân gây ra tình trạng sâu khe răng

– Vệ sinh răng miệng sai cách

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra sâu kẽ răng chính là thói quen đánh răng không thường xuyên, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Ngoài ra, cũng có rất nhiều trường hợp xem nhẹ việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn khiến cho vi khuẩn tự vụn thức ăn bám ở kẽ răng tích tụ và phát triển mạnh mẽ.

– Thói quen ăn uống gây hại cho sức khỏe răng miệng

Việc thường xuyên ăn các thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột như bánh kẹo hay sử dụng nước ngọt có gas,… cũng có khả năng cao gây ra sâu kẽ răng. Nguyên do vì khi những loại thực phẩm này tích tụ trên bề mặt của răng và kẽ răng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển.

– Sử dụng tăm xỉa răng

Tăm xỉa răng là một loại dụng cụ có tác dụng loại bỏ vụn thực phẩm ở các kẽ răng. Tuy nhiên, tăm xỉa răng thường có cấu tạo đầu rất to nên theo thời gian các kẽ răng sẽ rộng dần ra và vụn thực phẩm càng dễ dàng mắc vào.

– Các bệnh lý về răng miệng không được điều trị dứt điểm và triệt để

Người bệnh có tiền sử bị viêm nướu, viêm nha chu,… nhưng không được điều trị dứt điểm cũng sẽ khiến vi khuẩn trong khoang miệng tấn công vào các khe răng, gây ra sâu kẽ răng.

Một vài nguyên nhân như lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau,… một cách tùy tiện cũng sẽ khiến người bệnh dễ bị sâu kẽ răng. Ngoài ra, những bệnh nhân đang mắc các bệnh như tiểu đường hay suy giảm hệ thống miễn dịch,… cũng sẽ khiến bệnh sâu răng dễ xảy ra hơn vì môi trường khoang miệng bị thay đổi.

2. Các vị trí thường gặp của sâu kẽ răng và quá trình phát triển của bệnh lý

2.1. Các vị trí thường xảy ra tình trạng sâu kẽ răng

Sâu kẽ răng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên hàm, tuy nhiên, có thể kể đến 2 vị trí thường gặp nhất của bệnh lý sâu răng này:

– Sâu ở kẽ 2 răng hàm: Do răng hàm ở vị trí tương đối khuất và khó làm sạch hơn các vị trí khác nên đây chính là nơi vi khuẩn dễ dàng tích tụ gây ra sâu kẽ răng. Kẽ 2 răng hàm khi bị sâu cũng khó phát hiện hơn nên khi sâu tại vị trí này, bệnh lý khả năng diễn biến nặng hơn, lan rộng ra và làm hỏng cả 2 bên răng liền kề.

– Sâu kẽ răng tại ví trí 2 răng cửa: Nguyên nhân chính gây ra sâu kẽ răng cửa là do thói quen sử dụng tăm xỉa răng. Tăm sẽ khiến 2 kẽ răng ngày càng rộng và tạo điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và ăn mòn răng.

2.2. Quá trình sâu kẽ răng phát triển

sâu khe răng

Sâu kẽ răng phát triển theo 3 giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sâu kẽ răng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh.

Sâu kẽ răng thường phát triển qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn Sâu men: Đây là giai đoạn đầu tiên của sâu kẽ răng với ít tổn thương nên có thể điều trị dễ dàng. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể quan sát được các vệt vàng, nâu xuất hiện ở kẽ răng.

Giai đoạn Sâu ngà nâu: Đây là giai đoạn ở các vị trí sâu bắt đầu xuất hiện các lỗ nhỏ li ti. Người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau buốt khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.

Giai đoạn Sâu ngà sâu: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh khi vi khuẩn đã ăn mòn răng để lộ ra lớp ngà. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm nhận sự đau buốt rõ ràng và thường xuyên hơn kể cả khi không ăn uống gì. Đây cũng là giai đoạn các lỗ sâu trở nên to hơn và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ của người bệnh.

3. Các biến chứng của sâu khe răng

Cũng như các bệnh lý sâu răng khác, sâu kẽ răng nếu không được điều trị kịp thời cũng có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng cũng như toàn diện của người bệnh.

– Người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau buốt ở răng miệng khiến chán ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần. Tình trạng này nếu kéo dài lâu sẽ dẫn đến cơ thể sa sút, tâm lý ảnh hưởng.

– Vì sâu ở kẽ 2 răng nên nguy cơ lây lan sang các răng khác rất cao khiến cho cả hàm răng đều bị tổn thương.

– Sâu kẽ răng còn gây mất thẩm mỹ, ngại giao tiếp vì miệng sẽ có mùi hôi khó chịu khi vi khuẩn vẫn đang trú ngụ và phát triển. Điều này khiến người bệnh tự ti hơn và có thể đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống.

– Các bệnh lý răng miệng khác như mòn men răng, viêm nướu, tụt lợi cũng có khả năng xảy ra và khiến răng miệng gặp nguy hiểm.

4. Cách điều trị sâu kẽ răng

sâu khe răng

Đến thăm khám và điều trị tại các trung tâm Nha khoa uy tín là cách điều trị sâu kẽ răng hiệu quả nhất.

4.1. Trường hợp sâu khe răng nhẹ

Ở giai đoạn đầu tiên, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị bằng các biện pháp đơn giản. Người bệnh có thể thay đổi các phương pháp vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng như chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng sâu răng.

– Sử dụng các loại kem đánh răng có chứa fluor giúp răng chắc khỏe và được bảo vệ tốt hơn

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, trung bình 2 ngày/ lần mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ

– Sau mỗi bữa ăn cần vệ sinh sạch sẽ răng miệng bằng nước súc miệng và chỉ nha khoa hoặc tăm nước

– Xây dựng lại chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các thực phẩm có hại cho răng

4.2. Trường hợp sâu phát triển nặng

Khi sâu khe răng đã phát triển sang giai đoạn 2 và 3, người bệnh không thể tự cải thiện tình trạng hoặc chữa trị tại nhà mà phải đến các trung tâm Nha khoa để thăm khám và điều trị. Tùy theo tình trạng và mức độ của bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định các phương pháp phục hồi răng sâu như hàn răng hoặc bọc răng sứ.

Đây là 2 phương pháp phổ biến nhất để điều trị răng sâu, ngăn ngừa lây lan và ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Tuy nhiên, sau khi điều trị, người bệnh vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn tình trạng sâu răng quay trở lại và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh có thể hiểu rõ hơn về bệnh lý sâu khe răng. Để được tư vấn và đặt lịch thăm khám tại khoa Răng hàm mặt thuộc Hệ thống Y Tế Thu Cúc, người bệnh có thể liên hệ qua tổng đài để được hỗ trợ nhanh chóng!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital