Sản phụ đẻ mổ có sữa ngay không? Mách chị em cách kích sữa về nhanh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Đa số mẹ bầu đều ưu tiên việc sinh thường. Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân mà thai phụ có thể được chỉ định chuyển sang phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Một trong những vấn đề được các mẹ quan tâm khi sinh mổ là: “Sản phụ đẻ mổ có sữa ngay không?”. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được tiết lộ ngay sau đây.

1. Sản phụ đẻ mổ có sữa ngay không? Mẹ nên làm gì để sữa về nhiều hơn?

Phương pháp sinh mổ được thực hiện khi mẹ bầu có các vấn đề về sức khỏe trong thai kỳ, thai nhi gặp những yếu tố bất thường và không thể thực hiện sinh thường qua ngả âm đạo. Một số tình trạng thường gặp sau đẻ mổ khiến nhiều mẹ lo lắng. Trong đó, vấn đề có sữa ngay không, bao lâu sữa về được quan tâm hàng đầu.

1.1. Sản phụ đẻ mổ có sữa ngay không?

Dù mẹ sinh mổ hay sinh thường, khi nhau thai tách rời khỏi tử cung, nội tiết tố sẽ thay đổi đột ngột, kích thích cơ thể người mẹ tiết sữa. Những trường hợp đẻ mổ, mẹ thường có sữa từ 5 đến 6 giờ sau thời gian hồi sức. Lượng sữa về ở mẹ đẻ mổ hay đẻ thường đều như nhau.

1.2. Đẻ mổ có sữa ngay không? Mẹ nên làm gì để sữa về nhiều hơn?

Theo ý kiến của bác sĩ Sản khoa, mẹ đẻ mổ có thể có sữa về muộn hơn. Nguyên nhân là bởi khi sinh mổ, thai phụ phải trải qua một cuộc phẫu thuật dài. Đồng thời, trước khi tiến hành ca sinh, mẹ được thực hiện gây tê tủy sống để ức chế hoạt động của dây thần kinh ở nửa thân dưới, khiến mẹ không cảm nhận được cảm giác đau trong quá trình sinh con.

Thuốc gây tê cùng với kháng sinh được tiêm truyền sẽ phần nào ức chế hoạt động của các hormone sản xuất, kích thích sữa về. Ngoài ra, mẹ sinh mổ không thể cho con bú ngay sau sinh mà phải đợi khoảng 2 tiếng. Tuyến sữa không được kích thích, dẫn đến quá trình tiết sữa sẽ chậm hơn.

Việc đẻ mổ có sữa ngay không sẽ phụ thuộc vào một vài yếu tố, bao gồm ảnh hưởng từ quá trình tiêm truyền thuốc kháng sinh, giảm đau và gây tê tủy sống trước ca phẫu thuật

Việc đẻ mổ có sữa ngay không sẽ phụ thuộc vào một vài yếu tố, bao gồm ảnh hưởng từ quá trình tiêm truyền thuốc kháng sinh, giảm đau và gây tê tủy sống trước ca phẫu thuật

Một vài trường hợp khác, mẹ bị đau sau đẻ mổ, không thể nghỉ ngơi, ăn uống, đi vệ sinh một cách bình thường, thoải mái, dần dần dẫn đến áp lực tâm lý và từ đó bị mất sữa. Đây là một trong những vấn đề mà nhiều sản phụ rất lo ngại.

Để cải thiện lượng sữa về sau quá trình sinh mổ, kích thích tiết sữa sớm hơn, sản phụ có thể thực hiện một số điều sau:

– Thực hiện da kề da sau sinh trong vòng 24 tiếng để kích thích tuyến sữa, giúp sữa mau về.

Da kề da với con sau khi sinh giúp sản phụ mau có sữa hơn

Da kề da với con sau khi sinh giúp sản phụ mau có sữa hơn

– Cho bé bú ngay khi có thể và để con bú bao lâu tùy thích. Việc bé liên tục bú, mút cũng sẽ kích thích bầu của mẹ tiết sữa nhanh hơn, tốt hơn.

– Yêu cầu điều dưỡng hoặc nữ hộ sinh giúp đỡ trong quá trình lưu viện. Điều dưỡng, nữ hộ sinh có kỹ thuật massage, giúp kích thích tuyến sữa của mẹ. Họ cũng có kỹ thuật vắt sữa, hút sữa để lấy được lượng sữa mẹ nhiều nhất, đủ cho bé bú mỗi lần.

– Mẹ bầu cũng nên nhờ cậy sự hỗ trợ, chăm sóc từ người thân để tâm lý được thoải mái hơn, từ đó yên tâm cho con bú.

– Mẹ có thể chọn tư thế cho bú phù hợp để tránh làm ảnh hưởng đến vết mổ, cho bé bú được thường xuyên hơn.

– Quan trọng nhất, sản phụ nên cố gắng ăn uống đủ bữa, đủ chất, nghỉ ngơi thật nhiều và uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể, quá trình kích thích lưu thông sữa.

2. Mẹ đẻ mổ không có sữa, phải làm sao?

Nhiều trường hợp sinh mổ, do tác dụng của thuốc gây tê tủy sống và thuốc kháng sinh, hoặc do ngại cho con bú vì vết mổ đẻ gây đau mà dần bị mất sữa, tắc sữa.

Lúc này, sản phụ có thể xử lý bằng một số phương pháp sau:

– Kích sữa:

Việc cần làm ngay lúc này là cho bé bú càng sớm càng tốt. Mẹ có thể lựa chọn tư thế phù hợp để cho bé bú mà không làm ảnh hưởng đến vết mổ, không gây đau đớn. Mẹ nằm xuống, đặt bé nằm bên cạnh và nghiêng người để bé bú. Mẹ cũng nên sử dụng gối để đỡ phần lưng, đầu, cổ trong quá trình cho bé bú để cảm thấy thoải mái hơn.

Thời gian đầu, cứ mỗi 3 tiếng, mẹ nên cho bé bú một lần. Những khi sữa về, mẹ nên vắt sữa bằng tay thay vì hút bằng máy. Việc làm này vừa giúp sữa về nhiều hơn, vừa giúp hạn chế tình trạng tắc tia sữa sau sinh.

– Cân đối chế độ ăn uống:

Sản phụ cần ăn đủ bữa, thậm chí ăn nhiều hơn. Các mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo để cơ thể được phục hồi nhanh chóng, đồng thời kích thích hoạt động của các hormone tiết sữa để sữa mau về.

Đặc biệt, các mẹ nên ăn nhiều rau xanh và uống nước (tối thiểu 2l/ ngày) để hạn chế tình trạng táo bón cũng như giúp sữa về nhiều.

– Massage ngực thường xuyên:

Việc massage ngực sẽ giúp cho tuyến vú được kích thích. Khi massage, các mẹ nên thực hiện với lực vừa đủ. Mỗi lần, mẹ massage khoảng 3 đến 5 phút để cảm nhận được hiệu quả. Khi sữa xuống, mẹ có thể hút hoặc cho bé bú ngay để tạo thói quen tiết sữa nhanh hơn.

Sau khi sinh, sản phụ có thể thực hiện các động tác massage đơn giản để sữa về nhiều

Sau khi sinh, sản phụ có thể thực hiện các động tác massage đơn giản để sữa về nhiều

– Nghỉ ngơi thường xuyên:

Việc nghỉ ngơi thường xuyên sẽ giúp các mẹ sau sinh cải thiện cả về sức khỏe lẫn việc kích thích sữa về.

– Chườm ấm:

Tác động của nhiệt độ có thể giúp giãn nở mạch máu tại bầu vú, kích thích nang sữa, làm giãn nở ống dẫn sữa để giúp mẹ tiết sữa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các mẹ nên sử dụng một chiếc khăn và nhúng vào nước ấm để chườm, không nên sử dụng nước quá nóng, tránh làm tổn thương bầu ngực.

– Khám, thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa:

Nếu tình trạng mất sữa diễn ra trong khoảng 1 tuần, các mẹ nên tới những cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám, kiểm tra. Mất sữa quá lâu không những ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn khiến cho bầu ngực bị đau, căng tức, thậm chí bị áp xe vú.

Nếu tình trạng tắc sữa, mất sữa diễn ra trong nhiều ngày, gây đau, khó chịu, sản phụ cần tìm tới và nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ

Nếu tình trạng tắc sữa, mất sữa diễn ra trong nhiều ngày, gây đau, khó chịu, sản phụ cần tìm tới và nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI có triển khai dịch vụ thông tia sữa sau sinh bằng phương pháp chiếu tia hồng ngoại. Đây là phương pháp an toàn, không gây tổn thương, không xâm lấn và đặc biệt không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa của các mẹ bầu. Hiệu quả của phương pháp này rất nhanh, chỉ sau lần đầu điều trị, tình trạng tắc sữa của sản phụ đã có cải thiện đáng kể. Mỗi lần thực hiện chỉ mất khoảng 30 đến 45 phút.

Các bác sĩ điều trị đều là những người có kinh nghiệm, chuyên môn cao. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cho sản phụ trước khi thực hiện thông tia sữa, đồng thời đưa ra lời khuyên, tư vấn thêm về chế độ sinh hoạt, cách cho bú, vệ sinh bầu ngực trước và sau bú.

Ngoài ra, những sản phụ thực hiện sinh mổ, đẻ mổ tại Thu Cúc TCI cũng được điều dưỡng hỗ trợ massage vú trong thời gian lưu viện. Bởi vậy, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm và không cần quá căng thẳng, lo lắng nếu sữa về chậm.

Trên đây là những thông tin hữu ích, trả lời cho câu hỏi: “Sản phụ đẻ mổ có sữa ngay không?” Để sữa về nhiều, về sớm phụ thuộc rất nhiều vào lối sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi của các mẹ sau sinh. Vì vậy, sản phụ cần nắm rõ những lưu ý trên để có thể cải thiện thời gian, lượng sữa về tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital