Sản dịch sau sinh – những điều mẹ cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Sản dịch sau sinh là một phiền toái của chị em. Nếu bạn đang có những băn khoăn về vấn đề này, thông tin sau đây chắc chắn là rất hữu ích. 

Sản dịch sau sinh là một điều phiền toái của chị em.

Sản dịch sau sinh là một điều phiền toái của chị em.

1. Sản dịch sau sinh là gì?

Trước khi sinh, tử cung mở rộng giúp em bé chui ra ngoài dễ dàng vì vậy sau khi sinh là thời điểm mà tử cung hoàn thành một nhiệm quan trọng và bắt đầu hồi phục. Niêm mạc tử cung sẽ hoại tử dần, bị xơ hóa dần và bong ra lẫn với những cục máu đông từ vết thương nơi nhau bám cùng với chất nhầy tử cung, đây chính là sản dịch.

2. Sau sinh bao lâu hết sản dịch?

Tùy theo cơ địa mỗi người, sản dịch kéo dài khác nhau, có người ra dài ngày, hoặc người chỉ vài ngày là hết. Nhưng hầu hết sản dịch thường kéo dài từ 2 – 6 tuần, cụ thể là:
– Trong 3 ngày đầu, sản dịch ra nhiều, có màu đỏ tươi, sau đó màu máu nhạt dần, hồng nhạt như dịch loãng.
– 7 – 10 ngày sau sinh, máu có mang một lượng tế bào, niêm mạc nên có màu vàng nhạt và trắng.

Tùy theo cơ địa mỗi người, sản dịch sau sinh kéo dài khác nhau

Tùy theo cơ địa mỗi người, sản dịch sau sinh kéo dài khác nhau

3. Những lưu ý trong thời gian ra sản dịch sau sinh

– Dùng băng vệ sinh hàng ngày nhưng tuyệt đối hạn chế dùng tampon để tránh bị viêm nhiễm. Thay băng vệ sinh mỗi giờ trong ngày đầu sau sinh và từ 3 – 4 giờ mỗi lần trong những ngày tiếp theo. Trước và sau khi thay băng rửa tay sạch sẽ hạn chế tình trạng bị nhiễm khuẩn.
– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng (sau khi đã nằm nghỉ ngơi trong vòng 8 giờ sau sinh). Điều này vừa giúp co dạ con vừa giúp sản dịch được đẩy nhanh ra ngoài, rút ngắn thời kỳ hậu sản. Tuy nhiên đừng nên vận động quá nhiều, vì việc vận động quá nhiều dẫn đến nguy cơ bị chảy máu kéo dài, bị ra máu trở lại sau khi sản dịch đã hết.
– Đi tiểu thường xuyên, kể cả lúc không thấy thực sự muốn tiểu tiện. Vì trong những ngày này, bàng quang của bạn kém nhạy hơn bình thường nên bạn có thể không cảm thấy muốn tiểu tiện kể cả khi bàng quang đã khá đầy. Bàng quang đầy vừa gây ra những vấn đề ở đường tiểu vừa khiến tử cung khó co lại, dẫn đến những cơn đau, việc chảy máu sau sinh cũng nhiều hơn.
– Quan sát sản dịch về khối lượng, màu sắc, tính chất, mùi… Nếu có mùi hôi thối, hoặc thối mùi thịt rữa, cộng thêm đau bụng, sốt, thì có thể tử cung và các phần phụ, âm đạo bị nhiễm trùng. Nếu sản dịch ra nhiều, màu sắc đỏ đậm hơn, có nhiều cục, có thể gặp phải một số vấn đề như tử cung xuất huyết, cổ tử cung tổn thương, âm đạo tổn thương hoặc nhiễm trùng. Nếu sản dịch ra hơn 1 tháng chưa sạch có thể do tử cung chưa phục hồi nguyên trạng hoặc cơ quan sinh sản xuất huyết, nhiễm trùng. Nếu mới sinh chưa lâu mà đã hết sản dịch đi kèm là tình trạng đau bụng, trướng bụng có thể là dấu hiệu của bệnh của tử cung cần đến ngay bệnh viện thăm khám.

Nếu thấy những dấu hiệu bất thường của sản dịch sau sinh cần thăm khám ngay

Nếu thấy những dấu hiệu bất thường của sản dịch sau sinh cần thăm khám ngay

Những điều cần biết về sản dịch sau sinh mà chúng tôi cung cấp hi vọng đã mang đến cho bạn đọc những chia sẻ hữu ích. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital